Thứ sáu, ngày 26/4/2024

Hải Dương- Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Thứ Tư 03/08/2022 09:51

Xem với cỡ chữ
Những năm qua, chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Hải Dương có sự phát triển nhanh chóng về số lượng và không ngừng nâng cao về chất lượng; cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa

Đ/c Nguyễn Minh Hùng, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp nghe cho ý kiến về Đề án  “Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”

Hải Dương hiện có 939.929 lao động từ 15 tuổi trở lên, trong đó 98% đang làm việc trong nền kinh tế. Nguồn lao động dồi dào, là động lực để thu hút đầu tư, đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội. Trên địa bàn tỉnh hiện có 14.760 doanh nghiệp sử dụng 355.533 lao động (trong đó  có 11 khu công nghiệp với 230 doanh nghiệp đang hoạt động trong khu).

 Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản từ 70,5% năm 2005 xuống còn 25% năm 2020, tăng tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng từ 15,8% năm 2005 lên 45,5% năm 2020 và lĩnh vực dịch vụ tăng từ 13,7% năm 2005 lên 29,5% năm 2020. Điều này cho thấy: cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu.

Hiện trên địa bàn tỉnh có 38 cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; trong đó có 21 cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép tuyển sinh, đào tạo do đã đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, gồm 09 trường cao đẳng, 02 trường trung cấp, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp. Bình quân hàng năm có trên 38.000 lượt người được tuyển sinh, đào tạo nghề nghiệp, trong đó, trình độ cao đẳng 2.900 người, trung cấp 4.000 người, sơ cấp và đào tạo thường xuyên 31.100 người.

Quy mô tuyển sinh, đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp ngày càng tăng, dần đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu của thị trường lao động, liên kết đào tạo đa dạng, phong phú, kết nối trong và ngoài tỉnh, góp phần đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo của tỉnh tăng từ 26,6% năm 2005 lên 75% năm 2020.

Bên cạnh những kết quả đạt được, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực Hải Dương cũng còn những hạn chế, bất cập như: Chưa thực hiện quy hoạch lại mạng lưới các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; công tác phân luồng học sinh sau THCS còn hạn chế; cơ sở vật chất và công tác đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp  trên địa bàn tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu; lực lượng lao động chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu lao động của các ngành sản xuất.v.v.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, với quan điểm xuyên suốt bao trùm “Tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, đẩy mạnh đổi mới sáng tạo để phát triển bứt phá, bền vững, nâng tầm vị thế Hải Dương” thì việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa là hết sức quan trọng và cấp thiết, đòi hỏi các cấp, các ngành t ăng cường hơn nữa công tác t uyên truyền, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của giáo dục nghề nghiệp trong phát triển nguồn nhân lực. Đồng thời, khẩn trương q uy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại hệ thống các cơ sở giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp; đ ổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động...

Phạm Thị Hoài, VPTU (Nguồn Sở LĐTBXH)

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: