Thứ bảy, ngày 2/11/2024

Những đóng góp quan trọng của Hội Nông dân tỉnh Hải Dương trong hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 04/07/2022 11:17

Xem với cỡ chữ
Hải Dương hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới và những đóng góp quan trọng của Hội nông dân tỉnh

Một số mô hình chăn nuôi, trồng trọt

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020, đến nay, tỉnh Hải Dương đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, có được kết quả như ngày hôm nay có phần đóng góp không nhỏ của Hội nông dân tỉnh. Với sự vào cuộc của các cấp Hội đã tuyên truyền vận động người dân đóng góp được gần 2.000 tỷ đồng, hiến trên 700 ha đất nông nghiệp và đất thổ cư để làm đường giao thông nông thôn, đường nội đồng, các công trình phúc lợi… Hội Nông dân tỉnh đã xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, tiêu biểu như: Dự án “Hỗ trợ nông dân đầu tư cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008-2010 và giai đoạn 2012-2015” đã giúp cho 1.556 hộ nông dân được vay vốn trong thời gian 3 năm không phải trả lãi suất mua 1.626 máy móc các loại phục vụ sản xuất nông nghiệp với tổng số tiền vay Ngân hàng là 94,7 tỷ đồng và tổng số tiền hỗ trợ lãi suất trên 22 tỷ đồng; Dự án khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương”. Mô hình có quy mô 20.000 con gà Mía lai Sasso thương phẩm, với 10 hộ tham gia dự án; tổng số tiền thực hiện dự án là 423 triệu đồng. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã tổ chức 14.520 buổi chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho 1.085.620 lượt nông dân tham dự; Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân HND tỉnh trực tiếp tập huấn được 535 lớp về sản xuất rau, quả, chăn nuôi an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho 20.850 lượt nông dân; hỗ trợ xây dựng trên 150 mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón, về giống cây trồng, vật nuôi… vào sản xuất với tổng số tiền hỗ trợ trên 4 tỷ đồng; đã phối hợp với các công ty cung ứng được gần 45.000 tấn phân bón trả chậm các loại cho nông dân; phối hợp với Viện cây Lương thực và Cây thực phẩm, Viện Rau quả, Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm giống thủy sản miền Bắc, các công ty giống gia cầm… cung ứng trên 500 nghìn giống cây ăn quả các loại như mít siêu sớm, hồng xiêm Thái Lan, ổi lê, nhãn muộn…, gần 2 triệu con gia cầm giống, trên 20 triệu con giống thủy sản các loại, hàng vạn chế phẩm sinh học xử lý nước ao nuôi thủy sản, xử lý rơm rạ...Các hoạt động dịch vụ trả chậm cung ứng giống, vật tư đầu vào có giá cả phù hợp, chất lượng tốt, giảm áp lực về vốn, giúp nông dân tránh các rủi ro không đáng có do mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng … Hàng năm luôn khai thác nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân cho hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, hiện nay tổng nguồn vốn quỹ hỗ trợ nông dân 4 cấp đạt 82,32 tỷ đồng cho 3.507 hộ vay phát triển sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng NN&PTNT tạo điều kiện cho hội viên nông dân vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng dư nợ đến nay là 2.234,1 tỷ đồng với 33.762 hộ hội viên nông dân đang vay. Thực hiện chủ trương của Đảng và các Nghị quyết của Trung ương Hội nông dân về phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn, đến nay, các cấp Hội trong tỉnh đã xây dựng được 413 mô hình tổ nhóm liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã. Các cấp Hội đã chủ trì xây dựng 15 nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm đặc trưng vùng miền. Trong thời gian ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nhiều nông sản vào thời vụ thu hoạch gặp khó khăn trong tiêu thụ, Hội Nông dân tỉnh đã chỉ đạo các cấp Hội kết nối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho hội viên, nông dân. Kết quả, đã có trên 30.000 tấn rau, củ, quả; gần 5.000 tấn gà thịt, cá; trên 1,5 triệu quả trứng gia cầm được các cấp Hội tổ chức hỗ trợ tiêu thụ cho hội viên, nông dân. Các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã vận động cán bộ, hội viên, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi thực hiện giúp đỡ 54.350 lượt hộ nghèo về khoa học kỹ thuật, giống vốn, tiền mặt, vật tư, công lao động...; tư vấn cho hơn 20.560 người, giới thiệu việc làm cho hơn 750 lao động tham gia làm việc tại các công ty, doanh nghiệp trong nước; tư vấn xuất khẩu lao động cho hơn 1.840 người, trong đó đã làm hồ sơ và giúp xuất cảnh được 153 người đi làm việc, du học tại thị trường Nhật Bản, Đài Loan

Mô hình chăm sóc cà rốt tại xã Đức Chính, huyện Cẩm Giàng

Cùng với đó đã trực tiếp và phối hợp tổ chức dạy nghề được 748 lớp nghề cho hơn 26.180 lao động nông thôn; phối hợp với các đơn vị khác tổ chức 373 lớp cho hơn 13.055 lao động nông thôn, tỷ lệ học viên sau học nghề có việc làm đạt trên 85%. Hàng năm 12/12 huyện, thị, thành Hội xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường ở các cơ sở, chi tổ hội; đến nay đã thành lập 382 mô hình chi Hội “nông dân tham gia bảo vệ môi trường nông thôn” ở các cơ sở Hội trong tỉnh, đã hỗ trợ tổng số 485 thùng xử lý rác thải hữu cơ và 970 kg men vi sinh cho 485 hộ tham gia. Các mô hình đã góp phần giảm lượng rác thải vận chuyển đến các hố rác tập trung và tạo ra lượng lớn phân hữu cơ bón cho cây trồng. Tín chấp với Ngân hàng chính sách xã hội cho gần 20 ngàn hộ hội viên nông dân vay vốn xây dựng công trình nước sạch, công trình nhà vệ sinh, với tổng số dư nợ khoảng 200 tỷ đồng.

Bá Thảo

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: