Chủ nhật, ngày 24/11/2024

Những dấu ấn đậm nét trong chiến lược phát triển nông nghiệp tỉnh Hải Dương

Chủ Nhật 26/06/2022 15:08

Xem với cỡ chữ
Những dấu ấn đậm nét trong chiến lược phát triển nông nghiệp nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII với mục tiêu “xây dựng tỉnh Hải Dương sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại năm 2025 và là tỉnh công nghiệp hiện đại năm 2030”.

Đồng chí Phạm Xuân Thăng-Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh khai hội và mở vườn vải

Hải Dương là tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng châu thổ sông Hồng, với điều kiện đất đai, thủy văn đặc biệt đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nông nghiệp, với nhiều đặc sản nổi tiếng, đặc biệt là sản phẩm vải thiều, ổi, nếp quýt, rươi, cáy, cà rốt, hành, tỏi… Để có được những kết quả trong phát triển sản xuất nông nghiệp như ngày hôm nay, tỉnh Hải Dương đã xây dựng một số chiến lược, định hướng phát triển nông nghiệp cụ thể:

Hình ảnh thành tựu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương

1. Nhất quán với tinh thần “Phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, dựa trên lợi thế của từng địa phương để tạo ra sự khác biệt về giá trị”.

Hình ảnh thành tựu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương

2. Chú trọng công tác quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh để làm định hướng đầu tư hỗ trợ phát triển; trong quy hoạch đặc biệt quan tâm đến việc khoanh định để bảo vệ nghiêm ngặt các khu đất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, khu trồng lúa đảm bảo an ninh lương thực, khu vực trồng cây rau màu chuyên canh, trái cây... Trên cơ sở định hướng quy hoạch, tỉnh có những cơ chế chính sách để hỗ trợ các vùng sản xuất chuyên canh như: xây dựng hệ thống tưới tiên tiến tiết kiệm; xây dựng hạ tầng (giao thông, điện, thủy lợi...).

Hình ảnh thành tựu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương

3. Đổi mới tổ chức sản xuất, gắn sản xuất với thị trường trên cơ sở tích tụ đất đai, thu hút các doanh nghiệp đầu tư hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Gắn phát triển sản xuất nông nghiệp kết hợp với du lịch sinh thái. Quan tâm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nông nghiệp có lợi thế nhằm nâng cao giá trị gia tăng ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản.

Hình ảnh thành tựu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương

4. Phát huy tiềm năng của các sản phẩm truyền thống, sản phẩm lợi thế, chủ lực của tỉnh gắn với quy trình tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, tạo nhiều giá trị khác biệt

Hình ảnh thành tựu về nông nghiệp tỉnh Hải Dương

5. Ban hành nhiều chính sách phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu nông sản, với phương châm “Tăng trưởng xanh và chuyển đổi số”. Bên cạnh việc phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chú trọng công tác nâng cao chất lượng sản phẩm. Đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu nông sản thông qua các đề án: Phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Hải Dương giai đoạn 2017-2020; Đề án OCOP; Đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2021 - 2025, định hướng năm 2030; Chính sách hỗ trợ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản tỉnh Hải Dương... Hiện nay, toàn tỉnh có 25 sản phẩm nông nghiệp và làng nghề được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và 01 nhãn hiệu được cấp chứng nhận chỉ dẫn địa lý, 25 sản phẩm cấp mã QR code, 128 sản phẩm OCOP… nông sản của Hải Dương đã có mặt ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có một số thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Singapo, Autraslia... Đây có thể xem như bước đột phá lớn, góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống, nông sản Hải Dương trên thị trường.

Bá Thảo

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: