Thứ năm, ngày 25/4/2024

Tháng 12 nhớ lời Bác dạy

Thứ Năm 01/12/2022 21:56

Xem với cỡ chữ
“Để làm tròn nhiệm vụ cao quý của mình, văn nghệ sĩ cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng, nâng cao tinh thần phục vụ nhân dân, giữ gìn thái độ khiêm tốn; phải thật sự hòa mình với quần chúng, cố gắng học tập chính trị, trau dồi nghề nghiệp; phải hết lòng giúp đỡ thanh niên, làm cho văn nghệ nước nhà ngày càng thêm trẻ thêm xuân”

Đây là lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích trong bài nói tại Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, ngày 01 tháng 12 năm 1962, đăng trên Báo Nhân dân, số 3173, ra ngày 02 tháng 12 năm 1962. Những lời dạy của Bác cách đây tròn 60 năm nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá trị, nóng hổi tính thời sự.

Thực hiện lời Bác dạy, trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, hàng chục ngàn văn nghệ sĩ đã “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” đến với tiền tuyến lớn, lăn lộn trên các chiến trường đầy khói lửa và có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp thống nhất nước nhà. Sau ngày đất nước thống nhất, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới đất nước, đội ngũ văn nghệ sĩ nước nhà tiếp tục phát huy tài năng sáng tạo của mình, thật sự hòa mình vào cuộc sống lao động sản xuất, bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, phấn đấu có nhiều tác phẩm xuất sắc, xứng đáng với tầm vóc của cách mạng, với dân tộc Việt Nam.  

Bác Hồ với nghệ sĩ

Bác Hồ với các nghệ sĩ sau buổi biểu diễn văn nghệ Tết Kỷ Dậu, 1969. Ảnh Tư liệu.

Hiện nay, lời căn dặn của Bác vẫn giữ nguyên giá trị, có ý nghĩa to lớn nhằm động viên văn nghệ sĩ cả nước bồi dưỡng cái tâm và cái tài, qua đó sáng tạo nên nhiều tác phẩm hay và tốt phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Với sự bùng nổ của các mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok…giới nghệ sĩ, người nổi tiếng có thêm rất nhiều không gian tương tác và mở rộng tầm ảnh hưởng của bản thân ra ngoài biên giới; và đây cũng chính là môi trường nhạy cảm, văn nghệ sĩ dễ bị tác động, ảnh hưởng bởi các trào lưu, xu hướng nghệ thuật của các nền văn hóa trên thế giới. Giới nghệ sĩ, người nổi tiếng cần phải nhận thức rõ được “độ phủ sóng” và “sức nặng trong phát ngôn” của bản thân để tạo ảnh hưởng một cách tích cực trên không gian mạng – nơi rất đông người hâm mộ sẵn sàng tung hô, ủng hộ và lan tỏa thông điệp.

Ngoài ra, đội ngũ người nổi tiếng trên các lĩnh vực, trước hết là các học giả, trí thức, chuyên gia, văn nghệ sĩ nổi tiếng... cần bày tỏ chính kiến rõ ràng, lan truyền thông điệp, năng lượng tích cực cho đời sống xã hội trên cơ sở các hệ giá trị của sự nổi tiếng. Với vị thế là lực lượng tinh hoa của đất nước, với lợi thế “quyền lực mềm” đặc trưng, hệ giá trị của người nổi tiếng phải là biểu hiện sinh động của hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa và chuẩn mực con người Việt Nam./.

Trọng Nghĩa2K

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: