Thứ năm, ngày 5/12/2024

Câu chuyện tháng 02/2018: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Thứ Năm 16/08/2018 17:11

Xem với cỡ chữ
Lịch sử đã đưa hai con người xuất chúng ấy đến gần với nhau, trở thành hai thầy trò, hai người đồng chí, hai người tri kỷ để làm nên hai cái tên đã trở thành bất tử.

Lịch sử dân tộc Việt Nam mãi lưu danh hai nhân vật vĩ đại: Chủ tịch Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa kiệt xuất và Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, người anh Cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lịch sử đã đưa hai con người xuất chúng ấy đến gần với nhau, trở thành hai th y trò, hai người đồng chí, hai người tri kỷ để làm nên hai cái tên đã trở thành bất tử.

Nhân duyên lịch sử

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều sinh ra ở mảnh đất miền Trung giàu truyền thống cách mạng. Quê hương anh hùng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần hun đúc và hình thành lòng yêu nước sâu nặng trong con người Bác Hồ và Bác Giáp.

Năm 1911, Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước từ Bến cảng Nhà Rồng cũng là năm Đại tướng Võ Nguyên Giáp cất tiếng khóc chào đời. Cũng thật ngẫu nhiên, lịch sử lại đưa hai con người kiệt xuất của hai thế hệ nối tiếp nhau ấy trùng phùng, gắn bó mật thiết với nhau.

Tháng 6-1940, lần đầu tiên Võ Nguyên Giáp được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Thúy Hồ, Côn Minh, Trung Quốc. Kể từ đó, Võ Nguyên Giáp có vinh dự được sống và chiến đấu bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh và được Người dìu dắt. Những thành công trong cuộc đời cầm binh đưa Võ Nguyên Giáp đến vị thế của một tướng lĩnh huyền thoại có dấu ấn sâu đậm của người Thầy vĩ đại Hồ Chí Minh.

Đại tướng từng bộc bạch: "Tôi được biết và ngưỡng mộ Người từ lúc mới giác ngộ cách mạng - từ lúc tôi 13-14 tuổi... Và tôi hằng mơ ước có ngày được gặp nhà lãnh đạo nổi tiếng của cách mạng nước ta. Thế rồi, lần đầu tiên được gặp Bác, ấn tượng sâu sắc để lại trong tâm trí tôi là con người Bác sao mà giản dị thế. Bác gọi tôi là đồng chí, tôi gọi Bác là anh”.

Người học trò xuất sắc

Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò gần gũi, xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người luôn ghi nhớ và làm theo lời dạy của Bác Hồ, cũng là một tấm gương điển hình về đạo đức của người cách mạng, về đặt quyền lợi của quốc gia, dân tộc lên trên hết.

Chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã đưa Võ Nguyên Giáp đến với nghiệp "võ". Tháng 12/1944, Người giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp trọng trách thành lập đội quân chủ lực đầu tiên. Ngày 20/01/1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 110-SL phong quân hàm Đại tướng cho đồng chí Võ Nguyên Giáp - Tổng chỉ huy Quân đội Quốc gia và Dân quân Tự vệ. Đến ngày 28/5/1948, tại buổi lễ phong quân hàm cho vị Đại tướng đầu tiên của Quân đội ta, Hồ Chủ tịch long trọng tuyên bố: "Nhân danh Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trao cho chú chức vụ Đại tướng để chú điều khiển binh sỹ, làm trọn sứ mệnh mà quốc dân phó thác”. Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị Đại tướng đầu tiên của Việt nam khi mới ở tuổi 37, là vị quân nhân được đặc cách phong quân hàm Đại tướng mà không qua các cấp trung gian.

Trong sự nghiệp, Tướng Giáp không bao giờ quên lời dạy sâu sắc của Bác: "Dĩ b t biến ứng vạn biến". Mục tiêu độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước là bất biến, đó là nguyên tắc, đó là chiến lược. Trên cơ sở nguyên tắc ấy, sự bất biến ấy mà vận dụng sách lược, tùy tình hình cụ thể mà ứng phó. "Suốt đời, tôi nhớ lời dặn của Bác, mỗi lần gặp khó khăn lại nhớ đến lời dặn ấy. Sao mà sâu đậm đến như thế".

Trong ký ức của Tướng Giáp, "vào tháng chạp năm 1944... trong hang đá lạnh lẽo, cùng nằm trên giường làm bằng cây rừng ghép lại, ánh lửa bập bùng, trò chuyện đã rất khuya, bỗng Bác nói: Làm cách mạng là phải "Dĩ công vi thượng". Câu nói ngắn gọn ấy, tôi nhớ mãi đến bây giờ. Việc dân, việc Đảng đặt lên trên hết, không nghĩ đến cá nhân. Điều tâm đắc đó đã trở thành máu thịt trong tôi". Bốn từ ấy đã được Đại tướng làm theo suốt đời.

Còn nhớ trước khi lên đường ra mặt trận làm nhiệm vụ Bí thư Đảng ủy kiêm Tổng Chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến Khuối Tát để chào Bác và xin ý kiến Bác, Bác hỏi Võ Đại tướng:

  • Chú đi xa như vậy, chỉ đạo các chiến trường có gì trở ngại?

Đại tướng thưa với Bác rằng, mặt trận Điện Biên ở xa, khi có vấn đề quan trọng và cấp thiết, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị.

Bác thân mật nói với Võ Đại tướng:

  • Tổng Tư lệnh ra mặt trận, “Tướng quân tại ngoại” ! Trao cho chú toàn quyền.

Khi chia tay, Bác còn nhắc:

  • Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng. Chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh.

Về sau, trong hồi ức "Điện Biên Phủ, điểm hẹn lịch sử", Võ Đại tướng đã thổ lộ: "Ngày hôm đó (tức ngày 26-1-1954 - ngày quyết định lui binh để thay đổi cách đánh - người sưu t m chú thích), tôi đã thực hiện được một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của mình!".

Trong suốt cuộc đời cầm quân sau này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quán triệt câu nói của Bác Hồ: "Vì nước ta nhỏ, yếu, dân ta ít nên phải làm thế nào để thắng địch nhiều mà tổn thất ít nh t". Đó chính là tính nhân văn trong con người vị danh tướng dưới thời đại Hồ Chí Minh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đánh giá là một trong những học trò trung thành và xu t sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là một trong số ít người có được cái nhìn sâu sắc và toàn diện nhất về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hai cốt cách phi thường, hai con người toàn năng

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều là những con người toàn năng, vĩ đại, đã làm cho Việt Nam tỏa sáng.

Năm 1992, Peter MacDonald - nhà quân sự và một nhà nghiên cứu, đã xuất bản tác phẩm "Võ Nguyên Giáp - Một sự đánh giá” (Giap, an assessment) bằng tiếng Anh (bản dịch tiếng Pháp là: Giáp - Hai cuộc chiến tranh Đông Dương). Trong đó có đoạn: Người Việt Nam, bất kể là ai, đều là những nhân tố thật sự kiến tạo nên thắng lợi: Họ đã tỏ ra cương quyết, hết lòng, kỷ luật, dũng cảm và nhiệt tình. Họ đã có một vị Tổng tư lệnh phi thường: Đó là Hồ Chí Minh - người cầm lái và Võ Nguyên Giáp - người chỉ huy các lực lượng vũ trang.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của những phẩm chất tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam, của giá trị của toàn nhân loại... Võ Nguyên Giáp - vị tướng văn võ toàn tài. Trong thế kỷ XX, thế giới không có vị tướng nào được như Đại tướng Võ Nguyên Giáp - đánh bại 10 Đại tướng của Pháp, 4 Đại tướng của Mỹ. Hội nghị các nhà nghiên cứu quân sự hàng đầu Thế giới được tổ chức ở Thủ đô Luân Đôn (Vương quốc Anh) đã nhất trí bầu Võ Nguyên Giáp là 1 trong số 10 vị tướng huyền thoại xuất sắc nhất của nhân loại trong mọi thời đại. Hãng tin AP đánh giá: Là một anh hùng dân tộc, đ ng chí Giáp để lại một di sản chỉ đứng sau duy nhất người thầy của mình, chủ tịch sáng lập và nhà lãnh đạo giành độc lập cho đất nước - Hồ Chí Minh.

Trong sự nghiệp trồng người, Chủ tịch H Chí Minh đã đào tạo được nhi u học trò và Võ Nguyên Giáp là một trong những học trò xuất sắc nhất. Giờ đây, cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp - hai người con kiệt xuất của dân tộc ta đều đã về với thế giới bên kia. Song, đối với toàn thể đồng bào và nhân dân cả nước ngày nay và cho đến tận mai sau thì Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn sống mãi với non sông, đất nước.

Tài liệu dùng cho sinh hoạt chi bộ, MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội năm 2018