Thứ năm, ngày 25/4/2024

Hải Dương: Phát huy vai trò Mặt trận Tổ quốc các cấp trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở

Thứ Ba 17/12/2019 11:19

Xem với cỡ chữ
Thực hiện Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở”, năm 2019, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) các cấp trong tỉnh đã nỗ lực triển khai thực hiện, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, chính quyền.

Để phát huy vai trò của tổ chức trong thực hiện QCDC ở cơ sở, MTTQ các cấp thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phối hợp với chính quyền các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong đoàn viên, hội viên và nhân dân các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Năm 2019, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ tỉnh đã ban hành Hướng dẫn về công tác Mặt trận tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; Kế hoạch giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị, xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên theo Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng; phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy tổ chức Hội thảo "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội; góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ và các đoàn thể chính trị, xã hội”.Chỉ đạo, hướng dẫn MTTQ các cấp triển khai thực hiện Hướng dẫn số 65-HD/MT, ngày 15/9/2018 của Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh về nội dung, cách thức lấy ý kiến về sự hài lòng của nhân dân đối với kết quả hội nghị tiếp xúc, đối thoại theo quy chế; Hướng dẫn số 66-HD/MT, ngày 26/11/2018 về tổ chức lấy ý kiến của cử tri thực hiện đề án chia tách, sáp nhập thôn, KDC trên địa bàn tỉnh;tổ chức lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (NTM) đối với 34 xã đăng ký đạt NTM và 4 huyện Bình Giang, Gia Lộc, Thanh Miện, Nam Sách đăng ký về đích NTM và thành phố Hải Dương đăng ký hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM năm 2019.

Hội nghị triển khai lấy ý kiến về sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới huyện Bình Giang

MTTQ các cấp đã tích cực phối hợp với chính quyền thực hiện tốt QCDC ở cơ sở, thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác phòng, chống tham nhũng, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Năm 2019, MTTQ các cấp đã tiếp 872 lần với 1.104 lượt người trực tiếp đến khiếu nại, tố cáo; tiếp nhận tổng số 372 đơn, trong đó: 62 đơn khiếu nại, 11 đơn tố cáo, 289 đơn đề nghị đã chuyển đơn đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết 324 đơn trong đó 62 đơn khiếu nại, 7 đơn tố cáo, 255 đơn đề nghị đạt tỷ lệ 89,5%, đã được các cơ quan thông báo kết quả giải quyết 300 đơn trong đó 51 đơn khiếu nại, 6 đơn tố cáo, 243 đơn đề nghị (đạt tỷ lệ 92,6 %). Ban công tác Mặt trận ở thôn, KDC tích cực tham gia tuyên truyền thi hành Luật Hòa giải ở cơ sở; tham gia các hoạt động tư vấn, trợ giúp pháp lý cho người dân, tham gia làm thành viên các Tổ hoà giải ở cơ sở, đã phối hợp với Tổ hoà giải tham gia hoà giải được 724 vụ việc mâu thuẫn trên địa bàn dân cư; đồng thời phối hợp với các tổ chức thành viên tăng cường nắm bắt tình hình tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để kịp thời phản ảnh, kiến nghị với cấp uỷ, chính quyền xem xét giải quyết.

Công tác giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị đạt được những kết quả khá rõ nét. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chủ trì giám sát 2 chuyên đề: "Việc thu, sử dụng các khoản thu ngoài khoản kinh phí được ngân sách cấp (nguồn kinh phí xã hội hóa) tại 10 trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hải Dương"; "Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp xã” tại 12 đơn vị cấp xã, đơn vị cấp huyện. Ủy ban MTTQ cấp huyện đã tổ chức giám sát được 18 chuyên đề về Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; việc thực hiện chỉ thị 05 của Bộ Chính tri; việc thực hiện quy định 124 của ban Bí thư; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ; việc giải quyết những kiến nghị, đề xuất của người dân sau hội nghị tiếp xúc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân; việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính; việc đảm bảo kinh phí hoạt động của MTTQ và các đoàn thể; việc tạo điều kiện của chính quyền cấp xã đối với hoạt động của Ban TTND, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ); công tác công tác bảo vệ môi trường, đảm trật tự ATGT, trật tự đô thị; việc thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới .v.v.

Thông qua giám sát đã phát hiện và kịp thời uốn nắn những hạn chế, sai sót trong quá trình tổ chức thực hiện của các cơ quan, tổ chức, đơn vị được giám sát. Sau mỗi đợt giám sát, Ủy ban MTTQ tỉnh đã báo cáo kết quả giám sát gửi Thường trực Tỉnh ủy, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; đồng thời kiến nghị, đề xuất nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan đơn vị được giám sát gửi các cơ quan liên quan thuộc Trung ương và địa phương.

Thực hiện chức năng góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh đã tham gia góp ý vào 3 dự thảo văn bản có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người dân (Dự thảo Quy định về mức hỗ trợ đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh; dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 27/2017/QĐ-UBND ban hành ngày 16/9/2017; dự thảo kế hoạch chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho người khuyết tật). Thực hiện Quy chế số 08-QC/TU, ngày 3/1/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh. Qua đó, người dân được bày tỏ tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị, góp ý với tinh thần thẳng thắn, có trách nhiệm. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trực tiếp lắng nghe những kiến nghị của nhân dân; tiếp thu những đóng góp, ý kiến, giải pháp, sáng kiến của người dân trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời tích cực tuyên truyền, giải thích để nhân dân hiểu rõ, nhận thức đầy đủ, sâu sắc thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, góp phần hạn chế việc công dân gửi đơn thư khiếu nại, tố cáo đến các cơ quan chức năng.Bên cạnh đó, MTTQ các cấp chủ trì, phối hợp tổ chức các hội nghị để đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp tiếp xúc với cử tri; tiếp công dân và tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Trao Bằng khen của UBND tỉnh cho các cá nhân có thành tích trong công tác TTND nhiệm kỳ 2017- 2019

Trong thực hiện QCDC tại các xã, phường, thị trấn, Ban thanh tra nhân dân (TTND), Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ) tiếp tục phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ, đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ các cấp đã chỉ đạo, hướng dẫn việc tổng kết hoạt động thanh tra nhân dân  nhiệm kỳ 2017- 2019 ở 263/263 (đạt 100%) xã, phường, thị trấn và kiện toàn 210 Ban TTND xã, phường, thị trấn nhiệm kỳ 2019- 2021 ở các xã không thuộc diện sáp nhập đơn vị hành chính (còn 53 đơn vị cấp xã thuộc diện sáp nhập thực hiện việc kiện toàn sau khi hoàn thành việc sáp nhập). Kết quả, đã bầu được 1.962 thành viên Ban TTND; ban hành quyết định công nhận Ban TTND và 202 vị là Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ xã kiêm Trưởng ban TTND, 8 vị là Trưởng ban TTND.Năm 2019, các Ban TTND cấp xã đã phát hiện và kiến nghị với chính quyền 1.228 vụ việc được chính quyền và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 1.144 vụ việc (đạt 93,2%), trong đó có: 325 vụ việc vi phạm về đất đai, đã thu hồi 967 m2 đất; 86 vụ việc vi phạm về kinh tế, đã thu hồi cho tập thể và cá nhân 84 triệu đồng; 141 vụ việc về an ninh trật tự; 140 vụ việc về văn hoá - xã hội và 452 vụ việc thuộc các lĩnh vực khác.Tổ chức giám sát được 427 dự án đầu tư¬ trên địa bàn cấp xã, trong đó xác định có 409 dự án đầu tư đúng quy định, 11 dự án có vi phạm và 7 dự án chưa xác định; đã kiến nghị và phản ánh 11 vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết. Hoạt động của các Ban TTND và Ban GSĐTCCĐ đã góp phần tích cực trong việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở cơ sở.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát huy dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở của MTTQ các cấp trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, đó là: Vai trò, trách nhiệm của MTTQ ở một số địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện QCDC ở cơ sở chưa cụ thể, rõ nét; việc triển khai và thực hiện QCDC có lúc, có nơi vẫn còn hình thức; hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ có nơi còn hình thức, hiệu quả thấp; công tác tiếp dân, tiếp nhận, giải quyết đơn thư tố cáo, khiếu nại của công dân có việc còn chậm so với yêu cầu; chất lượng cải cách thủ tục hành chính ở một số xã còn hạn chế;hoạt động phối hợp giữa MTTQ các cấp với cấp ủy, chính quyền, các tổ chức thành viên có lúc chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao...

Để tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của MTTQ các cấp trong việc thực hiện QCDC ở cơ sở, tạo sự đồng thuận xã hội trong thời gian tới, MTTQ các cấp trong tỉnh xác định cần tiếp tục tuyên truyền, quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/2/1998 của Bộ Chính trị khóa VIII về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở, Kết luận số 120-KL/TW, ngày 7/1/2016 của Bộ Chính trị khóa XI “Về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở”; Quyết định 217, 218 của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội gắn với việc thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, trọng tâm hướng về cơ sở; nâng cao chất lượng các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; tham gia phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phối hợp thực hiện tốt công tác tiếp dân; tiếp nhận, xử lý đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân; đẩy mạnh hoạt động giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền; phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ, góp phần thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở.

Ban Dân vận Tỉnh ủy

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: