Thứ hai, ngày 6/5/2024

Đảng bộ huyện Gia Lộc (Hải Dương) thực hiện Di chúc của Bác về phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Thứ Hai 19/08/2019 16:24

Xem với cỡ chữ
Thực hiện Kế hoạch của Tỉnh ủy, ngày 19/8/2019, Đảng bộ huyện Gia Lộc tổ chức kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sơ kết 03 năm thực hiện Chỉ thị 05- CT/TW của Bộ Chính trị

Trong giai đoạn 1969-1975, dưới sự lãnh đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, các cấp ủy, chính quyền và nhân dân Gia Lộc đã tranh thủ các điều kiện thuận lợi, vừa tiếp tục chi viện cho tiền tuyến, vừa khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa, ổn định đời sống nhân dân.

Năm 1979, hai huyện Gia Lộc và Tứ Kỳ sáp nhập thành huyện Tứ Lộc. Cán bộ, đảng viên và nhân dân Tứ Lộc đã chung sức, đồng lòng khắc phục mọi khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt, vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng. Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số100-CT/TƯ của Ban Bí thư Trung ương về khoán sản phẩm cuối cùng tới người lao động, thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Ngày 27/01/1996, sau 17 năm hợp nhất với huyện Tứ Kỳ, huyện Gia Lộc được tái lập. T rong bối cảnh phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện các nhiệm kỳ đã tập trung lãnh đạo, khai thác, tận dụng tiềm năng, lợi thế của địa phương, xác định bước đi, lộ trình phù hợp, tạo bước đột phá vươn lên giành được nhiều kết quả quan trọng trên tất cả các lĩnh vực.

Trong những năm gần đây, kinh tế huyện tăng trưởng với tốc độ ổn định, đạt từ 9,9% đến 12,4%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: giảm tỷ trọng nông nghiệp, thủy sản, tăng tỷ trọng công nghiệp, TTCN, XDCB và dịch vụ (năm 2018, nông nghiệp, thủy sản: 16,9% - công nghiệp, TTCN, XDCB: 49% - dịch vụ: 34,1%). Nông nghiệp phát triển khá toàn diện. Sản xuất nông nghiệp, thủy sản phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với thị trường và khai thác có hiệu quả  tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Đến tháng 6/2019, toàn huyện có 28 vùng lúa với diện tích 682 ha, trong đó, 315 ha gieo cấy có hợp đồng bao tiêu sản phẩm; 47 vùng sản xuất rau an toàn với tổng diện tích 727ha; 6 vùng sản xuất theo quy trình VIETGAP với diện tích 87,7ha, 20 trang trại chăn nuôi đạt các tiêu chí quy định. Giá trị sản xuất trên 1ha đất trồng trọt và nuôi trông thủy sản năm 2018 đạt 227 triệu đồng (bình quân toàn tỉnh đạt 143,5 triệu đồng/ha). Chương trình xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng mạnh mẽ của các tầng lớp nhân dân; 22/22 xã trong huyện được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; Thị trấn Gia Lộc tập trung hoàn thành các tiêu chí Đô thị loại IV; huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2019.

Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp phát triển với tốc độ khá. Giá trị sản xuất tăng từ 14,7%/năm đến 15,5%/năm . Đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đến tháng 6/2019, có 125 dự án đầu tư vào địa bàn huyện và cụm công nghiệp Thạch Khôi - Gia Xuyên. Tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển mới. Toàn huyện có 11 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, nhiều cơ sở sản xuất đã ứng dụng công nghệ mới, đầu tư thiết bị, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện được mở rộng và tăng trưởng với tốc độ khá. Giá trị dịch vụ tăng bình quân 15%/năm. Triển khai xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các Hội nghị xúc tiến tiêu thụ hàng nông sản chủ lực; năm 2017, nhãn hiệu "Rau an toàn Gia Lộc" được đưa vào vận hành. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXV đang xây dựng Đề án "Quy hoạch, xây dựng khu dịch vụ thương mại các sản phẩm truyền thống huyện Gia Lộc" gắn với thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" nhằm giới thiệu các sản phẩm truyền thống của huyện, đẩy mạnh phát triển thương mại và dịch vụ.

100% số hộ dân sử dụng nước sạch, 100% các xã có bãi chôn lấp rác thải, 100% các thôn có tổ thu gom rác thải hoạt động ổn định .

Lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Sự nghiệp giáo dục - đào tạo được quan tâm, quy mô trường lớp được mở rộng, xã hội hóa giáo dục được tăng cường. Chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng học sinh giỏi có nhiều tiến bộ; số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp ngày càng cao. Cơ sở vật chất trường học được quan tâm đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đến nay, 63/75 trường đã đạt chuẩn Quốc gia. Chất lượng các hoạt động văn hóa, thông tin, thể thao được nâng cao. Các mục tiêu, nhiệm vụ trong lĩnh vực văn hoá xã hội, nhất là “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI được chú trọng thực hiện. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" được đẩy mạnh, hết năm 2018, 120/121 làng, khu dân cư đạt danh hiệu làng, khu dân cư văn hoá).   Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân được coi trọng; 23/23 xã, thị trấn được công nhận và giữ vững tiêu chí đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Triển khai thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội. Quan tâm dạy nghề, truyền nghề gắn với tạo việc làm cho người lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 50,65% . Triển khai nhiều biện pháp giảm nghèo bền vững, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 2,78%.

Đ/c Bùi Thúy Hạnh, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy trao thưởng cho 5 tập thể có thành tích tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Đ/c  Đặng Xuân Thưởng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy trao thưởng cho các cá nhân  có thành tích tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Đ/c  Lê Văn Tuấn, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện trao thưởng cho các cá nhân  có thành tích tiêu biểu trong "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"

Trong 03 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, toàn huyện có trên 3000 gương tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh được ghi vào sổ nêu gương người tốt, việc tốt ở các chi bộ; trong đó, tiêu biểu là 03 tập thể, 3 cá nhân được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen; 14 tập thể, 21 cá nhân được Chủ tịch UBND huyện tặng Giấy khen.

Phạm Hoài

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: