Thứ năm, ngày 25/4/2024

Công đoàn các cấp đẩy mạnh việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Thứ Tư 20/07/2022 17:19

Xem với cỡ chữ
Các cấp công đoàn đã thường xuyên quan tâm, chủ động phối hợp với các cấp chính quyền, chuyên môn đồng cấp chỉ đạo và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ tại cơ sở tạo sự chuyển biến rõ nét, thể hiện qua các nội dung như: Tỷ lệ doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, số lượng, chất lượng thương lượng ký kết thỏa ước lao động tập thể được nâng lên. Đồng thời, quan tâm thực hiện tốt vai trò giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, các chế độ, chính sách đối với người lao động, giải quyết tranh chấp lao động...

ảnh Internet

Ngay trong quý 1 năm 2022, đã có 1184/1184 đơn vị hành chính sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ công chức, viên chức (đạt 100%). Thông qua việc tổ chức hội nghị CBCCVC tại các cơ quan, đơn vị có nhiều nội dung, văn bản, đã được các thủ trưởng cơ quan, đơn vị công khai để cán bộ, công chức được biết và tham gia ý kiến như: Các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; mục tiêu, chỉ tiêu, thực hiện nhiệm vụ chính trị, phát động các phong trào thi đua; các giải pháp về tổ chức, đổi mới phương pháp và lề lối làm việc, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, tham nhũng; các nội quy, quy chế, sử dụng quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng... Các cơ quan hành chính nhà nước đều xây dựng được “Quy chế chi tiêu nội bộ”, “Quy chế phối hợp giữa thủ trưởng cơ quan và BCH công đoàn” và thực hiện chế độ giao ban hàng tháng, quý giữa thủ trưởng và lãnh đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị quan tâm thực hiện tốt trách nhiệm của người đứng đầu trong việc quản lý, điều hành, công khai tài chính, đào tạo, biên chế, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ, sắp xếp tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả... Ban thanh tra nhân dân tại các cơ quan, đơn vị hoạt động theo Luật Thanh tra và Nghị định 159/2016/NĐ-CP đồng thời dưới sự chỉ đạo của công đoàn cơ sở các đơn vị chủ động xây dựng kế hoạch, chương trình công tác hàng năm, triển khai thực hiện nghiêm túc. Thường xuyên giám sát cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thực hiện chính sách, pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; nghị quyết hội nghị CBCCVC, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và giám sát việc giải quyết đơn thư khiếu nại của CNVCLĐ và đoàn viên công đoàn.

Liên đoàn Lao động tỉnh Hải Dương tổ chức cuộc đối thoại giữa công nhân lao động với cơ quan chức năng

(ảnh Internet)

Các công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn công đoàn cơ sở phối hợp với chuyên môn xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở cho phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Cơ bản các doanh nghiệp đều xây được nội quy, quy chế nội bộ, quy chế trả lương, thưởng..., đã có nhiều nội dung cụ thể hoá việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; hiện tại có 458/691 (đạt 66%) đơn vị, doanh nghiệp tổ chức hội nghị người lao động, 480/791 (đạt 60,6%) doanh nghiệp tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, có 94/791 doanh nghiệp đối thoại đột xuất. Đối với các vấn đề phát sinh đột xuất của tập thể lao động tại doanh nghiệp, các công đoàn cơ sở đều nắm bắt, tổng hợp thông tin, chủ động trao đổi với chủ doanh nghiệp, trường hợp cần thiết đều đề nghị tổ chức đối thoại với lãnh đạo doanh nghiệp. Các cuộc đối thoại tập trung vào tình hình sản xuất kinh doanh, việc làm, an toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, chế độ phúc lợi, chất lượng bữa ăn ca, thăm quan, nghỉ mát... tuy nhiên vấn đề xây dựng định mức lao động, thang lương bảng lương ít đưa vào nội dung đối thoại.

Công nhân Công ty Giầy Ngọc Hưng trao đổi thắc mắc, kiến nghị tới cơ quan chức năng (ảnh Internet) 

Ngoài hình thức đối thoại tại nơi làm việc và tổ chức hội nghị người lao động, phần lớn các doanh nghiệp còn áp dụng các hình thức thực hiện dân chủ khác có hiệu quả như: tổ chức các cuộc họp giao ban từ tổ, đội đến các phòng, ban để trao đổi trực tiếp các vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh cũng như quyền lợi của người lao động thường xuyên theo tuần, tháng, quý…; cung cấp thông tin qua bản tin, hệ thống thông tin nội bộ; tổ chức hòm thư góp ý, thông qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, mạng internet, bằng văn bản đến người lao động và các hình thức khác.  Nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các hình thức dân chủ cơ sở như cung cấp và trao đổi thông tin tại các cuộc họp lãnh đạo chủ chốt hoặc các cuộc họp từ tổ, đội đến toàn doanh nghiệp hoặc tại các cuộc họp chuyên môn của các phòng, ban, phân xưởng, tổ, đội sản xuất, niêm yết công khai ở những địa điểm thuận lợi tại doanh nghiệp, cung cấp thông tin qua hệ thống truyền thanh, thông tin nội bộ, hòm thư góp ý kiến..., một số doanh nghiệp thực hiện tổ chức đối thoại định kỳ, qua đó nâng cao nhận thức, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa người lao động, người sử dụng lao động và tổ chức công đoàn.

Việc thực hiện các quy định pháp luật về thỏa ước lao động tập thể, thương lượng tập thể đã được cải thiện rõ rệt. Đến nay có 529/791 (đạt 66,8%) doanh nghiệp ký kết được thỏa ước lao động tập thể. Số lượng bản thỏa ước có các điều khoản có lợi hơn so với quy định của pháp luật lao động về chế độ thưởng, phụ cấp, ăn ca, thăm hỏi,.. tăng hơn so với những năm trước. Chấm điểm thoả ước theo Hướng dẫn 1850 của Tổng liên đoàn, số bản thoả ước loại A đạt 8,5%, loại B đạt 26%, loại C đạt 48%, loại D đạt 15%, không phân loại 2,5%.

Liên đoàn Lao động tỉnh

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: