Xác định rõ vai trò “cầu nối” đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật đến với bà con nông dân, Hội Nông dân các cấp tỉnh Hải Dương đã tập trung thực hiện tốt việc tập huấn, chuyển giao kỹ thuật, từng bước giúp người dân nâng cao hiệu quả sản xuất, phát triển đời sống
Chỉ tính riêng quý III/2020, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 17 lớp tập huấn cho 1.065 học viên, trong đó: 07 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn theo quy trình VietGAP cho 415 cán bộ, hội viên; 04 lớp truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho 280 người; 04 lớp tập huấn kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và hòa giải trong tranh chấp đất đai cho 250 người; 01 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gà nuôi thương phẩm cho 20 người và 01 lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn cách phân loại, xử lý rác hữu cơ cho 100 người.
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Xã hội, Dân số, Gia đình Trung ương Hội, Bệnh viện Phổi, Công an tỉnh tổ chức 09 hội nghị truyền thông, lớp tập huấn về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức phòng, chống lao, phòng, chống ma túy cho 1.285 cán bộ, hội viên, nông dân thuộc địa bàn các huyện (TP, TX): Bình Giang, Kinh Môn, Ninh Giang Chí Linh, Gia Lộc. Phối hợp với Báo Tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tỉnh tổ chức Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường”; tham gia chương trình có 20 hộ nông dân là những hộ nghèo, cận nghèo tại 02 xã Hồng Thái và Hồng Phong (Ninh Giang), các hộ được vay vốn 20 triệu đồng/hộ/02 năm không tính lãi suất để phát triển sản xuất.
Nông dân xã Liên Hồng (TP Hải Dương) nuôi cá hiệu quả sau tập huấn (Nguồn Internet)
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoạt động 24 mô hình truyền thông lồng ghép giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình; 08 mô hình Nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao, tư vấn và hỗ trợ người mắc lao điều trị theo DOTS ; xây dựng 04 mô hình điểm, gồm: 02 mô hình “ Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình” tại phường Hiệp Sơn (TX. Kinh Môn), xã Liên Hòa (Kim Thành); 02 Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ Gạo Bắc Thơm số 7 an toàn tại xã Lê Hồng (Thanh Miện) và Cam an toàn tại xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) với quy mô 5-6 ha/mô hình. Hội thường xuyên tổ chức tập huấn, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn theo quy trình VietGAP cho các thành viên tham gia mô hình.
Tiếp tục triển khai Dự án khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà” tại xã Tân An và Tân Việt, quy mô 10.000 con/vụ, nuôi 2 vụ/năm, có 10 hộ tham gia. Thực hiện Đề án “Xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2020-2023” tại xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc; Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện 03 Dự án: Dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau súp lơ an toàn”; Dự án “Xây dựng mô hình Hội Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn”: quy mô 6/6 thôn với 149 thành viên tham gia; tổ chức tập huấn kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại nguồn; Dự án xây dựng mô hình “Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”.
Với mục tiêu ngày càng giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, bên cạnh việc xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội còn đứng ra tín chấp cho các hỗ nông dân vay vốn tại các Ngân hàng với tổng dư nợ đến nay là 2.411,2 tỷ đồng (cho 35.585 hộ hội viên nông dân vay); trong đó, dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội là 1.019,7 tỷ đồng, dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1.391,5 tỷ đồng.
Chỉ tính riêng quý III/2020, Hội Nông dân tỉnh đã tổ chức 17 lớp tập huấn cho 1.065 học viên, trong đó: 07 lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn theo quy trình VietGAP cho 415 cán bộ, hội viên; 04 lớp truyền thông về phòng, chống bạo lực gia đình cho 280 người; 04 lớp tập huấn kỹ năng giải quyết khiếu nại, tố cáo và hòa giải trong tranh chấp đất đai cho 250 người; 01 lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi, phòng trị bệnh cho gà nuôi thương phẩm cho 20 người và 01 lớp tập huấn nâng cao kiến thức bảo vệ môi trường, hướng dẫn cách phân loại, xử lý rác hữu cơ cho 100 người.
Lớp tập huấn kiến thức về phòng, chống ma túy tại huyện Kim Thành
Ngoài ra, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Xã hội, Dân số, Gia đình Trung ương Hội, Bệnh viện Phổi, Công an tỉnh tổ chức 09 hội nghị truyền thông, lớp tập huấn về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình; kiến thức phòng, chống lao, phòng, chống ma túy cho 1.285 cán bộ, hội viên, nông dân thuộc địa bàn các huyện (TP, TX): Bình Giang, Kinh Môn, Ninh Giang Chí Linh, Gia Lộc. Phối hợp với Báo Tuổi trẻ, Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM tỉnh tổ chức Chương trình “Tiếp sức nhà nông cho con đến trường”; tham gia chương trình có 20 hộ nông dân là những hộ nghèo, cận nghèo tại 02 xã Hồng Thái và Hồng Phong (Ninh Giang), các hộ được vay vốn 20 triệu đồng/hộ/02 năm không tính lãi suất để phát triển sản xuất.
Hội Nông dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo hoạt động 24 mô hình truyền thông lồng ghép giảm thiểu tình trạng bạo lực gia đình; 08 mô hình Nông dân phát hiện sớm người nghi mắc lao, tư vấn và hỗ trợ người mắc lao điều trị theo DOTS ; xây dựng 04 mô hình điểm, gồm: 02 mô hình “ Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại hộ gia đình” tại phường Hiệp Sơn (TX. Kinh Môn), xã Liên Hòa (Kim Thành); 02 Tổ Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ Gạo Bắc Thơm số 7 an toàn tại xã Lê Hồng (Thanh Miện) và Cam an toàn tại xã Chi Lăng Nam (Thanh Miện) với quy mô 5-6 ha/mô hình. Hội thường xuyên tổ chức tập huấn, thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất nông sản an toàn theo quy trình VietGAP cho các thành viên tham gia mô hình.
Tiếp tục triển khai Dự án khoa học “Xây dựng mô hình sản xuất gà Mía lai Sasso thương phẩm trên địa bàn huyện Thanh Hà” tại xã Tân An và Tân Việt, quy mô 10.000 con/vụ, nuôi 2 vụ/năm, có 10 hộ tham gia. Thực hiện Đề án “Xây dựng chi Hội Nông dân nghề nghiệp sản xuất và tiêu thụ rau an toàn giai đoạn 2020-2023” tại xã Đoàn Thượng, huyện Gia Lộc; Hội Nông dân tỉnh đã triển khai thực hiện 03 Dự án: Dự án “Xây dựng mô hình phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm rau súp lơ an toàn”; Dự án “Xây dựng mô hình Hội Nông dân thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ tại nguồn”: quy mô 6/6 thôn với 149 thành viên tham gia; tổ chức tập huấn kỹ thuật thu gom, phân loại, xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại nguồn; Dự án xây dựng mô hình “Hội Nông dân tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo của nông dân gắn với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tham gia giám sát, phản biện xã hội”.
Với mục tiêu ngày càng giúp nhiều hội viên nông dân thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng, bên cạnh việc xây dựng và phát triển Quỹ Hỗ trợ nông dân, các cấp Hội còn đứng ra tín chấp cho các hỗ nông dân vay vốn tại các Ngân hàng với tổng dư nợ đến nay là 2.411,2 tỷ đồng (cho 35.585 hộ hội viên nông dân vay); trong đó, dư nợ Ngân hàng Chính sách xã hội là 1.019,7 tỷ đồng, dư nợ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là 1.391,5 tỷ đồng.