Thực hiện Quy định số 205-QĐ/TW, ngày 23/9/2019 của Bộ Chính trị khóa XII “Về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền” (gọi tắt là Quy định 205), Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, gương mẫu, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách gắn với kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, qua đó tạo sự đồng thuận thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở và đã đạt được một số kết quả tích cực.
Xác định “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc việc nghiên cứu, học tập, quán triệt, triển khai và cụ thể hóa Quy định 205 tới các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các sở, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội trong toàn tỉnh.
Căn cứ vào nội dung của Quy định 205-QĐ / TW, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo sửa đổi, bổ sung và ban hành một số văn bản để cụ thể hóa Quy định 205 như: Quy định 302-QĐ/TU, ngày 30/01/2021 về tiêu chí và quy trình đánh giá, xếp loại cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Quy định 271-QĐ/TU, ngày 21/10/2021 về tiêu chuẩn chức danh Bí thư Tỉnh ủy, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND tỉnh và các chức danh cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý; Quy định 277-QĐ/TU, ngày 01/11/2021 về phân cấp quản lý cán bộ và bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử; Kế hoạch số 51-KH/TU, ngày 28/01/2022 về thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức , lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”... Đồng thời, xây dựng các nhiệm vụ cụ thể cần thực hiện trong thời gian tiếp theo; ban hành các quy định mới có tính đột phá về công tác cán bộ như: Xây dựng hình mẫu cán bộ tỉnh Hải Dương, nhất là người đứng đầu trong tình hình mới theo tinh thần “4 có” (c ó lên, có xuống, có vào, có ra) và “6 dám” ( dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám nói, dám đột phá sáng tạo và dám đương đầu với khó khăn, thử thách) .
Một trong những cách làm hay, sáng tạo trong việc thực hiện Quy định số 205 của tỉnh đó là Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai quy định mỗi cán bộ lãnh đạo, quản lý từ cấp phó trưởng phòng trở lên từ tỉnh đến cấp huyện phải thực hiện đăng ký công việc đột phá, sáng tạo trong năm và kết quả thực hiện cuối năm là căn cứ để đánh giá, xếp loại năng lực cán bộ và có phương án sắp xếp, bố trí cán bộ khi cần; đồng thời gợi ý kiểm điểm đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ đã đăng ký. Chỉ đạo đẩy mạnh công tác luân chuyển, điều động cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực hiện luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý gắn với thực hiện chủ trương bố trí người đứng đầu giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ (8 năm đối với cấp trưởng, 10 năm đối với cấp phó) tại cùng một địa phương, cơ quan, đơn vị. Từ năm 2019 đến nay, tỉnh đã thực hiện việc điều động, luân chuyển đối với 72 cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý . Nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhiệm kỳ 2020- 2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Đề án số 02-ĐA/TU, ngày 15/8/2021 về “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, nhất là người đứng đầu, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu phát triển, giai đoạn 2021-2030”.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện nghiêm quy định không bố trí những người có quan hệ gia đình (vợ, chồng, bố, mẹ của vợ hoặc chồng, con, anh chị em ruột) cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan. Chỉ đạo thống nhất trong toàn Đảng bộ tỉnh thực hiện chủ trương bố trí bí thư cấp ủy, thường trực cấp ủy không là người địa phương, không bố trí người có quan hệ gia đình cùng đảm nhiệm các chức danh có liên quan như: bí thư, phó bí thư, trưởng ban tổ chức, chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra cùng cấp; chủ tịch Ủy ban nhân dân và người đứng đầu cơ quan nội vụ, thanh tra cùng cấp ở một địa phương; thành viên trong cùng ban cán sự đảng, đảng đoàn; người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu trong cùng địa phương, cơ quan, đơn vị. Đến nay, đã thực hiện được 12/12 (100%) huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có một trong ba chức danh trong thường trực cấp ủy không phải là người địa phương; 6/12 (50%) bí thư cấp ủy cấp huyện không là người địa phương.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu về công tác cán bộ trong tỉnh thực hiện nghiêm quy định về quản lý, cung cấp thông tin cán bộ, không cung cấp hoặc tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ cán bộ, đảng viên cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm, nhất là những thông tin, tài liệu, hồ sơ nhân sự đang trong quá trình thực hiện quy trình công tác cán bộ; xen ghép ý đồ cá nhân, đề ra tiêu chí, tiêu chuẩn, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt, không đúng bản chất, không đúng sự thật nhằm vụ lợi hoặc có lợi cho nhân sự trong quá trình tham mưu thực hiện quy trình công tác cán bộ; không để người khác, nhất là vợ, chồng, bố, mẹ, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để thao túng, can thiệp công tác cán bộ, gặp gỡ, tiếp xúc, trao đổi với nhân sự trái quy định trong quá trình thực hiện công tác cán bộ. Đặc biệt, trong công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội Đảng bộ các cấp tỉnh Hải Dương, nhiệm kỳ 2020 – 2025 và nhân sự đại biểu HĐND tỉnh và các chức danh lãnh đạo chủ chốt chính quyền, nhiệm kỳ 2021 – 20 2 6, tỉnh đã chỉ đạo chặt chẽ, nghiêm túc, công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, đúng quy định; không để xảy ra trường hợp nào vi phạm theo Quy định 205.
Đồng thời, tỉnh c hỉ đạo t hực hiện tốt việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả gắn với tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý, điều hành của chính quyền các cấp. Cấp ủy các cấp tiếp tục làm tốt công tác kiểm tra, giám sát công tác cán bộ. Tăng cường công tác giám sát, nắm tình hình, quan tâm chỉ đạo đối với những địa bàn có biểu hiện nội bộ mất đoàn kết, có vấn đề phức tạp nảy sinh, những bức xúc mà đảng viên và nhân dân phản ánh, phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm quy định. Trong 3 năm, đã t ổ chức 11 cuộc kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác cán bộ đối với các cơ quan tham mưu, giúp việc, các cơ quan cấp dưới và cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý trong thực hiện nhiệm vụ về công tác cán bộ, trong đó cấp tỉnh 4 cuộc, cấp huyện 7 cuộc. Thường xuyên tự kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những sai sót và chịu trách nhiệm về những hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ thuộc phạm vi, thẩm quyền, trách nhiệm được giao. Qua kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện ở các đơn vị kịp thời chấn chỉnh, xử lý tập thể, cá nhân không thực hiện nghiêm túc hoặc có vi phạm.
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh làm tốt công tác tuyên truyền, nắm bắt dư luận xã hội thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức mình đến từng hội viên, đoàn viên; tập trung tuyên truyền đến đoàn viên, hội viên và nhân dân nếu phát hiện hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay chạy chức, chạy quyền thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kiểm tra và xử lý, đồng thời giám sát việc thực hiện kiến nghị theo quy định. Công tác tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ngày càng đi vào thực chất, trọng tâm, trọng điểm, cụ thể, rõ ràng hơn.
Do làm tốt công tác dân vận nên trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Hải Dương không có trường hợp nào vi phạm quy định về công tác cán bộ và trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện các hành vi chạy chức, chạy quyền, bao che, tiếp tay cho chạy chức, chạy quyền theo Quy định số 205 của Bộ Chính trị khóa XII .
Để tiếp tục thực hiện tốt Quy định 205 của Bộ Chính trị khóa XII về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền, thời gian tới, tỉnh Hải Dương xác định cần tiếp tục tập trung quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu cán bộ, đảng viên và nhân dân về việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền. Trọng tâm là tuyên truyền, phổ biến thực hiện Quy định 205 của Bộ Chính trị gắn với việc thực hiện Kết luận số 01-KL/TW, ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Kết luận số 21- KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XIII) “ Về đẩy mạnh xây dựng, chính đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa. Đ ẩy mạnh thực hiện Quy định 205 bằng các hình thức sinh hoạt đảng, tự phê bình và phê bình trên cơ sở giữ nghiêm kỷ luật Đảng. Bảo đảm thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, đồng thời phát huy đầy đủ trách nhiệm cá nhân, trước hết là người đứng đầu, làm tốt quy định trách nhiệm nêu gương. Tăng cường và n âng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất trong công tác cán bộ, xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ; coi trọng cả cảnh báo, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh sai phạm. Đồng thời p hát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan truyền thông, báo chí và nhân dân trong kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền lực trong công tác cán bộ và quản lý cán bộ.