Thứ ba, ngày 26/11/2024

Nhân rộng những điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Năm 10/09/2020 16:50

Xem với cỡ chữ
Thấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”. Trong 5 năm qua, các cấp ủy, chính quyền và hệ thống dân vận tỉnh Hải Dương đã nỗ lực không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tạo sức lan tỏa sâu rộng đến đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng nhân dân trong tỉnh, góp phần không nhỏ vào việc hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

Thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”, cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tỉnh Hải Dương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, triển khai các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh ủy về thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Qua 5 năm triển khai thực hiện (2016 -2020), trên đị a bàn tỉnh đã có trên 1.000 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên các lĩnh vực, trong đó có 726 mô hình được các cấp khen thưởng, đã phát huy hiệu quả tích cực trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị; nhiều tập thể và cá nhân điển hình tiên tiến đã xuất hiện và được nhân rộng trên đị a bàn tỉnh, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, từng bước làm thay đổi diện mạo nông thôn và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân . Cụ thể là:

Na Chí Linh trồng theo quy trình VietGap có chất lượng cao

T rên lĩnh phát triển kinh tế: Có 278 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh; xây dựng trang trại, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, phát triển ngành, nghề, làng nghề, dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, chỉnh trang đồng ruộng gắn với quy hoạch, tổ chức sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy mô cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập kinh tế cao như: Thành phố Chí Linh với 23 mô hình sản xuất tập trung lúa lai, lúa chất lượng cao, lúa nếp hoa vàng tại các xã Hoàng Tiến, An Lạc, Tân Dân, Đồng Lạc, Văn An; 7 mô hình chuyên canh trồng thanh long ruột đỏ, cây táo, cam Canh, vải, na tại xã Hoàng Hoa Thám, Lê Lợi, Bến Tắm, Bắc An. Mô hình rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap 120 ha tại xã Nhân Huệ, 11 mô hình nuôi gà thả đồi tại các xã Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Bến Tắm. Huyện Gia Lộc với các mô hình HTX sản xuất rau an toàn có giá trị kinh tế cao tại xã Quang Minh, Đồng Quang, Phạm Trấn, Đoàn Thượng, Toàn Thắng, Lê Lợi. Huyện Cẩm Giàng với mô hình trồng chuyên canh cây cà rốt tại xã Đức Chính, cam canh tại xã Cẩm Đoài. Huyện Kinh Môn với mô hình chuyên canh cây cam canh, na, nếp cái hoa vàng. Huyện Thanh Hà với các mô hình trồng ổi, vải, quất, bưởi. Huyện Tứ Kỳ với các mô hình về nuôi trồng thủy sản như nuôi rươi, cáy, cá vược, cá chép 3 màu, lợn, gà chim… tại các xã An Thanh, Hưng Đạo, An Thanh, Tứ Xuyên, Tiên Động, Tân Kỳ. Điển hình “Dân vận khéo” trong việc mở rộng tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ, giải quyết việc làm cho nông dân có đất nông nghiệp nhà nước thu hồi chuyển sang xây dựng khu, cụm công nghiệp, đô thị như: Làng nghề  thủ công mỹ nghệ Đông Giao, xã Lương Điền (huyện Cẩm Giàng), phường Thanh Bình, Thạch Khôi  (TP. Hải Dương); làng nghề sản xuất bánh đa của phường Tứ Minh (TP.Hải Dương). Gốm Chu Đậu (Nam Sách); làng nghề tre đan thôn An Nhân, thị trấn Tứ Kỳ, thêu ren xã Hưng Đạo, Quang Khải, Minh Đức, chiếu cói xã An Thanh (huyện Tứ Kỳ);.. . qua đó góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Năm 2020, toàn bộ các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh đều đạt chuẩn nông thôn mới. Hoàn thành việc điều chỉnh địa giới hành chính và nâng cấp Thành phố Hải Dương lên đô thị loại I; Thị xã Chí Linh lên đô thị loại III và trở thành thành phố; huyện Kinh Môn đạt đô thị loại IV và trở thành thị xã.

Mô hình trồng bưởi đào thôn Lập Lễ, xã Thanh Hồng, huyện Thanh Hà

Trên lĩnh vực văn hóa - xã hội : Có 214 mô hình, điển hình ‘Dân vận khéo” tiêu biểu gắn với việc thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành, đơn vị, địa phương như: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi”; “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Uống nước nhớ nguồn ”, “Đền ơn đáp nghĩa ; phong trào xây dựng làng văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan, đơn vị văn hoá được đông đảo quần chúng nhân dân hưởng ứng, tham gia và đạt hiệu quả. Các cấp uỷ đảng đã tập trung chỉ đạo, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể tuyên truyền, xây dựng mô hình điểm, tổ chức đăng ký thực hiện mô hình trên diện rộng; vận động nhân dân xây dựng thực hiện hương ước, các quy định về xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; mô hình "xã, thôn, làng, dòng họ, gia đình văn hoá", mô hình xây dựng “gia đình hiếu học”, xây dựng “xã hội học tập”. Tiêu biểu như: M ô hình “ Duy trì, phát triển Quỹ Khuyến học, khuyến tài” của Thôn 7, xã Tân Hương, huyện Ninh Giang. Đến nay, toàn tỉnh đã 93,7 % số làng, khu phố văn hoá; có 85 % gia đình văn hoá; 85% cơ quan, đơn vị văn hóa; 75,37% trường đạt chuẩn quốc gia.

Đặc biệt, tháng 3/2020, Thường trực Tỉnh ủy đã ban hành Thông báo số 1661-TB/TU về Chương trình phối hợp chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2019 - 2022. Trên cơ sở đó, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã ký Chương trình phối hợp với MTTQ, các đoàn thể - chính trị - xã hội, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh; Ban Dân vận cấp huyện cũng tiến hành tổ chức ký kết chương trình phối hợp. Đã có rất nhiều mô hình “Dân vận khéo” đăng ký tham gia bảo vệ môi trường, đã và đang hoạt động có hiệu quả như mô hình “Tuyến đường Hội Cựu chiến binh tự quản”, “Tuyến đường Hội phụ nữ tự quản”... Tiêu biểu như mô hình “Phân loại rác thải tại hộ gia đình” của Câu lạc bộ Hội Phụ nữ xã Nghĩa An, huyện Ninh Giang; m ô hình phân loại thu gom rác thải tại nhà, dọn sạch đường làng, ngõ xóm, cấp làn nhựa đi chợ, vận động không sử dụng túi nilông, trồng và chăm sóc các tuyến đường hoa trong xã của Hội LHPN xã Thanh Xá, huyện Thanh Hà, Chi hội phụ nữ xã Nhân Huệ, Thành phố Chí Linh... góp phần làm xanh – sạch –đẹp môi trường nông thôn.

Tuyến đường ở thôn Hiệp Thượng, xã Hiệp Sơn (Kinh Môn) rực rỡ hoa mười giờ, hoa sam Nhật

Trên lĩnh vực quốc phòng - an ninh: Có 107 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu với nhiều cách làm hay, sáng tạo, phong phú, có ý nghĩa và đạt hiệu quả thiết thực. Các đơn vị lực lượng vũ trang thực hiện tốt quy chế phối hợp với các ban, ngành, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội trong công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên, công nhân viên chức lao động, sỹ quan, chiến sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước; nắm chắc tình hình nhân dân, xây dựng lực lượng nòng cốt, kịp thời đề xuất, xử lý có hiệu quả các vụ, việc phức tạp phát sinh ở cơ sở; cung cấp nhiều nguồn tin có giá trị; tham gia đấu tranh giải quyết, làm thất bại mọi âm mưu và các thủ đoạn của các thế lực thù địch, từng bước đẩy lùi tội phạm, tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh nhằm đem lại cuộc sống bình yên cho nhân dân . Một số điển hình tiêu biểu như: Phòng Hồ sơ Công an tỉnh v ới các mô hình : “Bàn tiếp văn hóa”, “Cải cách thủ tục hành chính”; Công an xã Việt Hưng, huyện Kim Thành “Trường học an toàn, Trạm Y tế an toàn về an ninh trật tự”; Chi hội 3, Hội Cựu chiến binh xã Yết Kiêu, huyện Gia Lộc “Tổ tự quản về an ninh trật tự”.

Bên cạnh đó, các địa phương đã xây dựng tổ “Dân vận khéo” ở khu dân cư, phát huy vai trò những người có uy tín trong cộng đồng dân cư để tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành pháp luật, tích cực tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hoạt động đấu tranh tố giác tội phạm, cảm hoá, giáo dục, giúp đỡ tạo việc làm cho người lầm lỗi tại khu dân cư hoàn lương, hoà nhập cộng đồng. Một số điển hình tiêu biểu như: Tổ Dân vận thôn Tân Kỳ, xã Tân Trường, huyện Cẩm Giàng; Tổ dân vận thôn Hà Hải, xã Hà Kỳ, huyện Tứ Kỳ; Tổ dân vận thôn Đông Phong, xã Bình Lãng, huyện Tứ Kỳ.

Trên lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị: Có 127 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” tiêu biểu gắn với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; vận động nhân dân tham gia ý kiến đối với các chính sách pháp luật liên quan mật thiết đến cuộc sống của người dân; mở rộng dân chủ, phát huy tốt hơn trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền. Cơ quan hành chính nhà nước xây dựng mô hình “Dân vận khéo” gắn với đẩy mạnh gắn với đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là cải cách thủ tục hành chính; xây dựng đạo đức công vụ, tăng cường tiếp dân, đối thoại, giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp trong nhân dân. Ủy ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp tiếp tục đổi mới, hướng về cơ sở, chăm lo lợi ích hợp pháp, chính đáng, phát huy quyền làm chủ của đoàn viên, hội viên và nhân dân; tổ chức tốt các mô hình tự quản trong cộng đồng dân cư; thực hiện tốt hương ước, quy ước gắn với các phong trào thi đua, các cuộc vận động.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh Hải Dương những năm qua còn một số tồn tại, hạn chế như: Một số cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu chưa nhận thức đầy đủ, chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”; công tác phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể ở một số nơi chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ. Một số cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp trong tỉnh nhận thức chưa rõ về vị trí, vai trò công tác dân vận, đặc biệt là công tác dân vận chính quyền trong thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, dẫn đến chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phong trào thi đua và xây dựng mô hình, điển hình “Dân vận khéo”.

Thời gian tới, để tiếp tục nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh, các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể tỉnh Hải Dương xác định cần tiếp tục quán triệt , tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân về các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với việc tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tiếp tục nâng cao hiệu quả lãnh đạo của các cấp uỷ đảng trong phát triển phong trào “Dân vận khéo”, xây dựng và nhân rộng các điển hình “Dân vận khéo” gắn với chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị; t ăng cường công tác l ãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, định hướng xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” bảo đảm có trọng tâm, thực chất, sát thực tiễn, tập trung vào những vấn đề khó, vướng mắc ngay từ cơ sở. Đ ẩy mạnh công tác phối hợp giữa các ban, sở, ngành, địa phương, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp trong việc thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo”. Tiếp tục phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội trong triển khai thực hiện phong trào thi đua “Dân vận khéo” gắn với các phong trào, cuộc vận động do địa phương, đơn vị phát động . Quan tâm củng cố hệ thống dân vận, nâng cao vai trò tham mưu của Ban Dân vận các cấp, Khối dân vận cơ sở; đội ngũ cán bộ trong hệ thống dân vận các cấp vững về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm, tác phong làm việc gắn bó với nhân dân, sâu sát cơ sở. Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, định kỳ sơ kết, tổng kết, khen thưởng kịp thời và có giải pháp để phổ biến kinh nghiệm, cách làm hay để nhân rộng mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn tỉnh, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của tỉnh đã đề ra.

 

Nguyễn Thị Quyên - Ban Dân vận Tỉnh ủy

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: