Chủ nhật, ngày 24/11/2024

Tăng cường ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Thứ Hai 13/05/2024 16:43

Xem với cỡ chữ
Ngày 13/5/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh.

Văn bản gửi đến các sở: Y tế, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Thông tin và truyền thông;  UBND c ác huyện, thị xã, thành phố; Báo Hải  Dương Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; trong đó, yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:

1. Sở Y tế

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức an toàn thực phẩm (ATTP) liên quan đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) và phòng ngừa NĐTP, nhất là tại các điểm du lịch, lễ hội, cơ sở chế biến suất ăn sẵn, bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp, trường học, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố...

- Thực hiện đầy đủ, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, khắc phục sự cố về ATTP, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, thu hồi và xử lý đối với thực phẩm không đảm bảo an toàn theo đúng quy định.

- Tăng cường công tác phối hợp liên ngành, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về ATTP, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định.

- Chỉ đạo các đơn vị y tế chuẩn bị sẵn sàng các phương án xử lý, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bảo đảm tốt nhất cho sức khỏe, tính mạng người dân khi xảy ra NĐTP.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Triển khai các giải pháp bảo đảm ATTP thuộc lĩnh vực phân công quản lý. Kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo ATTP đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm có nguồn gốc nông, lâm thủy, hải sản; thực phẩm tươi sống, thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt...

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

3. Sở Công thương

- Triển khai các giải pháp bảo đảm ATTP thuộc lĩnh vực phân công quản lý. Kiểm soát chặt chẽ việc đảm bảo ATTP tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở phân phối thực phẩm…

- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện chương trình giám sát, phòng ngừa, ngăn chặn sự cố an toàn thực phẩm và công tác phân tích nguy cơ đối với ATTP thuộc lĩnh vực được phân công quản lý theo đúng quy định.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh phối hợp với Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công thương đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm, phòng chống NĐTP.

5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chịu trách nhiệm quản lý về ATTP trên địa bàn phụ trách; tăng cường quản lý về điều kiện bảo đảm ATTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống và tại các chợ trên địa bàn theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp kiểm soát đảm bảo ATTP, phòng chống NĐTP, chú trọng các cơ sở thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp, trường học, lễ hội, các sự kiện trên địa bàn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về ATTP.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các biện pháp bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm.

- Phòng ngừa, ngăn chặn và khắc phục kịp thời các sự cố về ATTP trên địa bàn theo quy định.

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: