Thứ tư, ngày 22/1/2025

Hải Dương quyết liệt trong quản lý quy hoạch đô thị và việc trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

Thứ Hai 20/01/2025 21:46

Xem với cỡ chữ
Ngày 16/01/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn số 243/UBND-VP về việc quản lý quy hoạch đô thị và việc trồng cây xanh trên địa bàn tỉnh.

(Ảnh minh họa)

Công tác quy hoạch, quản lý đô thị và các khu dân cư, khu đô thị. Sở Xây dựng phối hợp, hướng dẫn UBND các huyện, thị xã, thành phố lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn phù hợp với hiện trạng, xu hướng phát triển đô thị để quy định đồng bộ các tuyến phố đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; Đối với các dự án khu đô thị, khu dân cư mới đã cơ bản thi công hoàn thành hạ tầng kỹ thuật: Sở Xây dựng chủ trì cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng đối với từng dự án; Đối với các dự án khu đô thị, khu dân cư còn lại; Sở Xây dựng chủ trì cùng UBND các huyện, thị xã, thành phố, các chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện từ bước chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, triển khai thi công, nghiệm thu, quyết toán, bàn giao đưa vào sử dụng đối với từng dự án; Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan rà soát, tham mưu điều chỉnh mức giá dịch vụ thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn đảm bảo phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật; Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan: Tham mưu điều chỉnh định mức kinh phí quản lý đô thị đảm bảo phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật; UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị trên địa bàn phù hợp với hiện trạng, xu hướng phát triển đô thị để quy định đồng bộ các tuyến phố đô thị theo hướng văn minh, hiện đại; Chủ động cân đối nguồn lực, xây dựng kế hoạch đầu tư công để đầu tư đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật đảm bảo tiêu chí và mục tiêu nâng cấp đô thị trên địa bàn; rà soát lập quy hoạch, nghiên cứu thực hiện đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung cho từng khu vực đô thị; hạn chế tình trạng đầu tư phân tán, nhỏ lẻ tại một số dự án khu dân cư, khu đô thị mới; Tập trung xử lý, vận động di chuyển các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường ra khỏi địa bàn thành phố, khu đô thị; Tăng cường công tác quản lý trật tự đô thị, trật tự xây dựng theo giấy phép xây dựng; chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc cấp phép xây dựng trên địa bàn; Xây dựng đề án cải tạo, phát triển hệ thống cây xanh, nghiên cứu các loại cây, loại hoa phù hợp với từng vị trí, tạo điểm nhấn về cảnh quan, môi trường trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư dự án cây xanh công cộng theo quy hoạch được duyệt, đảm bảo độ phủ tối thiểu theo quy định, kịp thời trồng bổ sung, thay thế cây xanh có nguy cơ gãy đổ, mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông.

(Ảnh minh họa)

Trồng cây xanh: UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị liên quan: Xây dựng đề án phát triển cây xanh, công viên đô thị trên địa bàn do địa phương quản lý, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế, đảm bảo các chỉ tiêu về cây xanh, công viên đô thị, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án cây xanh công cộng, đảm bảo chỉ tiêu, tỷ lệ đất cây xanh trong đô thị theo quy hoạch xây dựng được duyệt, kịp thời trồng bổ sung, thay thế cây xanh có nguy cơ gãy đổ, mất an toàn cho người, phương tiện tham gia giao thông; Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan: Hướng dẫn các địa phương bố trí quỹ đất cây xanh trong các đồ án quy hoạch xây dựng đảm bảo tỷ lệ theo quy định; hướng dẫn các địa phương xây dựng đề án phát triển cây xanh, công viên đô thị, trình thẩm định, phê duyệt theo quy định; Tham mưu UBND tỉnh ban hành điều chỉnh, bổ sung danh mục cây khuyến khích trồng, cây hạn chế, cây cấm trồng trong đô thị trên địa bàn tỉnh đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương; Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác quản lý đầu tư xây dựng dự án cây xanh, công viên đô thị theo quy hoạch xây dựng được duyệt; Đôn đốc các chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu nhà ở, khu dân cư nông thôn theo tiến độ dự án được duyệt, hướng dẫn công tác nghiệm thu, bàn giao hệ thống cây xanh theo quy định. Để phát triển, tạo dựng hệ thống cây xanh cảnh quan đẹp, phù hợp chức năng từng khu vực; phù hợp và bền vững theo khí hậu thổ nhưỡng, tạo giá trị văn hóa, lịch sử lâu dài…  Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu cấp kinh phí trồng, chăm sóc cây xanh cho các huyện, thị xã, thành phố, hướng dẫn loại cây trồng phân tán phù hợp với đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng, quy trình, kỹ thuật trồng, chăm sóc, duy trì và quản lý cây xanh, phấn đấu đạt tỷ lệ che phủ rừng theo quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Chuẩn bị cho Tết trồng cây Xuân Ất tỵ năm 2025: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các huyện, thị xã, thành phố lập kế hoạch tổ chức phát động Tết trồng cây đồng loạt trong cùng một ngày trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy, trong đó xác định rõ các địa điểm trồng cây, danh mục các loại cây phù hợp với từng địa điểm trồng cây, chuẩn bị đủ số lượng chủng loại cây, nguồn cung cấp cây.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: