Thứ ba, ngày 21/1/2025

Hải Dương bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh

Thứ Sáu 03/01/2025 14:11

Xem với cỡ chữ
Ngày 02/01/2025, Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương xây dựng Kế hoạch số 12/KH-BCĐ về việc triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2025.

 

(Ảnh minh họa)

Bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tuyến xã. Thiết lập và phát huy hiệu quả kiểm soát ATTP trong toàn bộ chuỗi cung cấp thực phẩm, chủ động trong việc bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dung; nâng cao kiến thức và thực hành về ATTP cho người quản lý, người sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng. Để triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả cao cần thực hiện một số biện pháp sau:

1. Công tác tổ chức chỉ đạo: Tiếp tục kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo ATTP các cấp, đặc biệt đối với cấp xã, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về ATTP; Các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố quán triệt và tổ chức thực hiện hiệu quả nội dung các chỉ thị của cấp trên và Chỉ thị, Kế hoạch của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác bảo đảm an ninh, ATTP trong tình hình mới; Đẩy mạnh các Chương trình phối hợp giữa UBND các cấp với Uỷ ban Mặt trận tổ quốc và các tổ chức thành viên trong tuyên truyền, vận động và giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn thực trên địa bàn tỉnh. Xây dựng văn bản chỉ đạo, triển khai thực hiện đến từng đơn vị, đưa các tiêu chí về ATTP vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

2. Hoạt động thông tin, truyền thông và giáo dục về ATTP: Tăng cường công tác thông tin, truyền thông các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ATTP. Đổi mới hình thức, nội dung phong phú, truyền thông trên đa phương tiện; kết hợp truyền thông thường xuyên về kiến thức, chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm và tập trung đẩy mạnh về thực hiện, bảo đảm an toàn thực phẩm trong các dịp cao điểm như Tết, mùa lễ hội...bằng nhiều hình thức đa dạng, dễ tiếp cận, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương - Xây dựng chuyên trang, chuyên mục về ATTP trên báo Hải Dương,

Đài phát thanh Truyền hình tỉnh; phát bài tuyên truyền ATTP trên Đài truyền thanh huyện, thị xã, thành phố và hệ thống loa phát thanh xã, phường, thị trấn; Nội dung tuyên truyền về chính sách, pháp luật về ATTP, cảnh báo nguy cơ mất ATTP, kiến thức phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, đảm bảo ATTP trong sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm; hướng dẫn người dân biết cách lựa chọn thực phẩm an toàn và tẩy chay các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ; biểu dương các điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm an toàn, các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác ATTP và công khai tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về ATTP; Lồng ghép phổ biến nội dung về ATTP trong các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể, các buổi hội họp của các ban, ngành, địa phương, đơn vị.

3. Công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm: Định kỳ tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán, các dịp lễ hội và các dịp khác trong năm; Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về an ninh, ATTP.

4. Giám sát và xử lý ngộ độc thực phẩm: Tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, chủ động, ngăn chặn phòng ngừa ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh theo Chỉ thị số 38/CTTTg ngày 11/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa ngộ độc thực phẩm và Chỉ thị số 05/CT-UBND ngày 15/11/2024 của UBND tỉnh về tăng cường các biện pháp phòng ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hải Dương; Tăng cường giám sát mối nguy ô nhiễm thực phẩm; chủ động tổ chức giám sát chất lượng thực phẩm lưu thông trên thị trường và các vùng sản xuất trên địa bàn tỉnh, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc thực phẩm không đảm bảo an toàn.

5. Xây dựng, phát triển nguồn thực phẩm an toàn: Tiếp tục xây dựng, quy hoạch, phát triển các vùng sản xuất nông lâm thủy sản an toàn; thúc đẩy, khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến; duy trì, phát triển các chuỗi sản xuất, cung ứng sản phẩm an toàn và các mô hình quản lý ATTP, phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; Thúc đẩy phát triển các làng nghề sản xuất thực phẩm đảm bảo an toàn, chợ đầu mối nông sản thực phẩm an toàn. Tăng cường quản lý bảo đảm ATTP đối với các làng nghề thực phẩm, các chợ, trung tâm thương mại.

6. Thực hiện thủ tục hành chính về ATTP, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ATTP: Thực hiện các thủ tục hành chính về ATTP, tiếp nhận tự công bố sản phẩm theo quy định; Nâng cao năng lực, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ, chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp và chế biến thực phẩm; triển khai, sử dụng Hệ thống quản trị an toàn thực phẩm và ứng dụng hiệu quả trong công tác quản lý trên địa bàn tỉnh.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: