Thứ ba, ngày 17/9/2024

Thực hiện chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Năm 01/08/2024 14:40

Xem với cỡ chữ
Thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, các cấp ủy, chính quyền trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được một số kết quả tích cực.

Tổ tuyên truyền phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng Công an huyện Thanh Miện

Thực hiện Nghị quyết số 51- NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, Ban Thường vụ các huyện ủy, thị ủy, thành ủy và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức tuyên truyền, phổ biến, học tập, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; Nghị quyết số 29-NQ/TU, ngày 25/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 51-NQ/TW, ngày 05/9/2019 của Bộ Chính trị về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; xây dựng kế hoạch tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của cấp trên về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia cơ bản nghiêm túc, kịp thời.

Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29 của Tỉnh ủy được quan tâm tăng cường; nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác, trách nhiệm của người dân và toàn xã hội đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia; đẩy mạnh tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, thường xuyên viết bài phản bác các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch trên không gian mạng. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc, thiết lập thế trận an ninh liên hoàn. Xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở cơ sở, nhất là hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội; xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng khu vực phòng thủ gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới, đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống, vật chất, tinh thần của nhân dân góp phần đẩy lùi tội phạm và tệ nạn xã hội.

Thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm an ninh trật tư gắn với phát triển kinh tế - xã hội; chủ động giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, văn hóa, tư tưởng và an ninh thông tin; sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn; quốc phòng, an ninh được giữ vững, khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường. Lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng lực lượng Công an là nòng cốt trong tham mưu triển khai thực hiện các mặt công tác đảm bảo an ninh trật tư; quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí địa phương xây dựng trụ sở Công an cấp xã theo tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị và các nghị quyết, kế hoạch, đề án... của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về xây dựng lực lượng Công an tỉnh Hải Dương thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; quan tâm chăm lo xây dựng lực lượng an ninh cơ sở. Đồng thời, dã lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm tiến hành sơ kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Các tổ 151 của huyện Cẩm Giàng thường xuyên tuần tra, kiểm soát, tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật trên các tuyến giao thông đường bộ

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc hực hiện chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trên địa bàn tỉnh còn gặp một số hạn chế, khó khăn như: Công tác quán triệt, tuyên truyền của một số cấp ủy, chính quyền cơ sở còn hạn chế, chưa sâu kỹ, còn một bộ phận cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đầy đủ, còn coi công tác bảo vệ an ninh quốc gia là nhiệm vụ của riêng lực lượng Công an. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo nắm, phân tích, dự báo, đánh giá những dấu hiệu phức tạp của tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ảnh hưởng đến an ninh trật tự ở một số địa phương chưa chủ động, kịp thời.  Công tác tuyên truyền, đấu tranh phòng, chống đối với một số loại tội phạm hiệu quả chưa cao; phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc phát triển chưa đồng đều, có nơi còn hình thức. Công tác bảo vệ bí mật nhà nước còn hạn chế, còn tiềm ẩn nguy cơ lộ, lọt bí mật nhà nước, nhất là trên không gian mạng. Cấp ủy cấp huyện chưa thực hiện kiểm tra, giám sát chuyên đề về công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29 của Tỉnh ủy...

Để thực hiện tốt công tác chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia và các nhiệm vụ, giải pháp giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chỉ đạo tập trung rà soát, bổ sung, ban hành các văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo về công tác bảo vệ an ninh quốc gia bảo đảm phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn ở địa phương. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về an ninh trật tự của chính quyền các cấp; quan tâm xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội gắn với quốc phòng, an ninh. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh xây dựng phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc gắn với xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với thế trận quốc phòng toàn dân vững chắc; phát huy hiệu quả hoạt động của các ban chỉ đạo, nhất là Ban Chỉ đạo 138 các cấp trong công tác tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết các yếu tố tiềm ẩn phức tạp đối với an ninh quốc gia; bảo vệ vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh văn hóa, tư tưởng, an ninh thông tin; sẵn sàng ứng phó hiệu quả các thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống; xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn. Tiếp tục huy động đầu tư các nguồn lực xây dựng lực lượng Công an thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị và các nghị quyết, kế hoach, đề án của Tỉnh ủy, UBND tỉnh. Thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng vũ trang của địa phương mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; nâng cao năng lực tham mưu của lực lượng Công an cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách của các đơn vị đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Đổi mới việc quán triệt, triển khai thực hiện nghị quyết của cấp ủy các cấp về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia; nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của Chiến lược bảo vệ an ninh Tổ quốc; tăng cường giáo dục kiến thức, pháp luật, các nội dung cơ bản của Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 29 của Tỉnh ủy để nâng cao nhận thức, tinh thần, trách nhiệm và vai trò của người đứng đầu trong thực hiện các nhiệm vụ được giao. Chủ động đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ, tạo sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, đảng viên; giải quyết dứt điểm đơn, thư, khiếu nại, tố cáo có liên quan đến lĩnh vực an ninh trật tự ở địa phương; xem xét, xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên vi phạm; chú trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo sơ kết và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định...

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: