Thứ tư, ngày 18/9/2024

Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong tiếp thu góp ý theo Quyết định số 218-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI)

Thứ Hai 11/09/2023 20:27

Xem với cỡ chữ
Tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền là giải pháp quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị. Với cách làm sáng tạo, dân chủ, trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường sự tham gia góp ý của người dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, củng cố và nhân lên niềm tin của Nhân dân với cấp ủy đảng, chính quyền.

Để thực hiện có hiệu quả Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) , Ban Thường vụ Tỉnh uỷ đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 25/2/2014 về việc lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"; Quyết định 1362-QĐ/TU, ngày 15/1/2015 ban hành Quy định về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân. Trong đó, xác định việc chỉ đạo tổ chức thực hiện và tiếp thu ý kiến góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp ý cho cán bộ, đảng viên, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý là nhiệm vụ, trách nhiệm của tổ chức, đơn vị mình, của người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị , đồng thời là một trong những giải pháp căn bản góp phần xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp trong sạch, vững mạnh theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Tỉnh ủy chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thông báo công khai, cung cấp thông tin về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các kế hoạch, chương trình, công tác quy hoạch, các dự án phát triển kinh tế - xã hội và dự thảo các chỉ thị, nghị quyết, các văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành có tác động, liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân với nhiều hình thức phong phú, phù hợp để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân được bàn bạc, thảo luận và tham gia ý kiến. Đồng thời, các cấp ủy đảng thực hiện nghiêm túc quy định người đứng đầu cấp ủy tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân; duy trì nền nếp chế độ làm việc định kỳ hằng quý, năm của Thường trực cấp ủy với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội để kịp thời nắm bắt tình hình, tiếp thu kiến nghị, phản ánh của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể và N hân dân.

Tại các cuộc đối thoại, người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền các cấp đã phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc trả lời, giải thích, tiếp thu ý kiến góp ý, đồng thời, chỉ đạo các cơ quan chức năng có liên quan kịp thời giải quyết những kiến nghị, phản ánh của nhân dân, đảm bảo khách quan, đúng thời gian quy định. Riêng cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và bí thư cấp ủy các cấp đã thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của dân. Trong 10 năm , các cấp ủy, tổ chức đảng đã tổ chức được 1.818 hội nghị tiếp xúc đối thoại ; chính quyền các cấp đã tổ chức được 2.191 cuộc tiếp xúc đối thoại của người đứng đầu chính quyền với nhân dân; đã tiếp nhận 128.493 ý kiến; số ý kiến được tiếp thu là 126.565 ý kiến (chiếm 98, 5 %) , số ý kiến không tiếp thu là 1. 928 (0,1 5%).

Việc tiếp thu góp ý thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng thông qua thư gửi đến của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội hoặc hòm thư góp ý đặt tại cơ quan; tổ chức đảng các cấp, cấp ủy, tổ chức đảng đã tổ chức họp, thảo luận tiếp thu, giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân liên quan xác minh, làm rõ và trả lời bằng văn bản gửi đến tổ chức hoặc cá nhân có thư góp ý.

Đối với việc góp ý đột xuất thông qua đóng góp ý kiến tham gia vào dự thảo văn bản của cấp uỷ, tổ chức đảng, Thường trực cấp uỷ đã chỉ đạo cơ quan tham mưu trực tiếp dự thảo văn bản tiếp thu, tổng hợp ý kiến, báo cáo kết quả cấp uỷ, tổ chức đảng để chỉnh sửa, bổ sung, ban hành. Đối với các chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động liên quan trực tiếp đến Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân, các cấp uỷ, tổ chức đảng đều lấy ý kiến của Mặt trận và các đoàn thể tham gia góp ý vào dự thảo văn bản trước khi ban hành.

Nổi bật là, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tích cực tham gia đóng góp với cấp ủy, chính quyền trên 45.000 lượt ý kiến vào dự thảo của các cấp ủy Đảng trình Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, lần thứ XIII của Đảng; góp ý thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; các dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan đến quyền lợi và nghĩa của của người dân thông qua các hình thức như: tổ chức hội nghị, góp ý bằng văn bản, góp ý thông qua đại biểu, cử tri, hòm thư góp ý.

Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và 2021- 2026, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức trên 18.000 hội nghị với 151.363 lượt ý kiến trong quá trình chuẩn bị nhân sự ứng cử của đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp. T ổ chức hàng trăm nghìn hội nghị tham gia ý kiến góp ý vào các dự thảo luật, trong đó có những dự án luật quan trọng như: dự thảo Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi), dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi năm 2023), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)... Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực, chủ động phản ánh, góp ý kiến tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giúp cấp ủy, chính quyền nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Đối với các ý kiến góp ý thông qua các buổi làm việc của Thường trực cấp uỷ với Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội, các cấp uỷ, tổ chức đảng đã kịp thời bổ sung, điều chỉnh trong nội dung, chương trình công tác và định hướng chỉ đạo hoạt động của Mặt trận, các tổ chức đoàn thể. Mặt khác, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành quan tâm phối hợp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể cũng như đời sống của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Từ đó nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đầu của các tổ chức cơ sở đảng, phát huy vai trò của đảng viên, tạo mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân.

C hính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung công khai để người dân biết, những nội dung tham gia góp ý để cấp có thẩm quyền quyết định; những nội dung người dân bàn và quyết định trực tiếp theo quy định. Đồng thời thực hiện công khai, đầy đủ, rõ ràng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND; dự án phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư khi triển khai dự án đầu tư... và nhất là dự thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên, hội viên và nhân dân để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội  thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

Công tác phối hợp giữa MTTQ với HĐND, UBND và các đơn vị liên quan trong các hoạt động, ngày càng chặt chẽ hiệu quả. Đặc biệt là trong công tác tiếp xúc cử tri, công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân tại các kỳ họp Quốc hội và HĐND các cấp được Ủy ban MTTQ các cấp không ngừng nâng cao chất lượng. Từ ngày 1/1/2013 đến ngày 31/12/2022, đã phối hợp tổ chức được 158 điểm tiếp xúc tại các địa phương với đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV; có 20.634 lượt cử tri tham dự và đóng góp 1.417 lượt ý kiến, kiến nghị. Những ý kiến góp ý của cử tri do MTTQ tổng hợp và các ý kiến góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội đã phản ánh toàn diện đến cấp ủy, chính quyền; giúp cấp ủy, chính quyền không ngừng nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hướng tới sự hài lòng của nhân dân, tạo niềm tin, sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Để tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh và tiếp tục n âng cao trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trong tiếp thu góp ý theo Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới, tỉnh Hải Dương xác định cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một , tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định 218-QĐ/TW và các quy định của Đảng, Nhà nước về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân nhằm nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, đặc biệt là vai trò của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tiếp thu góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Hai là,   t ăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đ ảng đối với hoạt động của Mặt trận T ổ quốc, các tổ chức  chính trị - xã hội , thực hiện tốt vai trò vừa là thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận. Thực hiện nghiêm túc, triệt để trách nhiệm tiếp nhận, tiếp thu, giải trình về nội dung được góp ý, thông qua hình thức trực tiếp hoặc bằng văn bản theo quy định; thường xuyên giám sát việc tiếp thu, giải quyết, khắc phục các ý kiến tham gia góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân của các chủ thể được góp ý kiến.

Ba là , nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành, xây dựng chính quyền liêm chính, phục vụ, thực sự của dân, do dân, vì dân. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính; trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức của hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; đổi mới phong cách, phương pháp công tác, lề lối làm việc ; t ập trung thực hiện công khai, minh bạch các nội dung theo quy định về hoạt động của chính quyền các cấp thực chất, hiệu quả , đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận thông tin được đầy đủ, thuận lợi nhất .

Bốn là , tiếp tục phát huy vai trò, quyền làm chủ của N hân dân; tuyên truyền, vận động nâng cao hơn nữa nhận thức của người dân về quyền làm chủ và trách nhiệm trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở . Tiếp tục m ở rộng, đa dạng các hình thức tiếp xúc cử tri; đổi mới và nâng cao chất lượng các hình thức lấy ý kiến của Nhân dân về những vấn đề quan trọng của địa phương, những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích của người dân.

Năm là , tiếp tục phát huy vai trò của MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội trong tuyên truyền, vận động để Nhân dân thực sự là chủ thể tích cực tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn với thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022, triển khai thực hiện hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, chú trọng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Nguyễn Thị Quyên - Ban Dân vận Tỉnh uỷ

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: