Thứ tư, ngày 18/12/2024

Hải Dương: Một số kết quả công tác cải cách tư pháp năm 2023

Thứ Hai 08/01/2024 09:43

Xem với cỡ chữ
Năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, công tác cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh tiếp tục được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên các mặt công tác, góp phần tích cực vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Hội nghị tập huấn về kỹ năng, nghiệp vụ công tác chứng thực

Năm 2023, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ cải cách tư pháp. Chỉ đạo các thành viên Ban Chỉ đạo và cơ quan thành viên ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo chương trình công tác năm đạt kết quả cao, có nhiều nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh. Các đồng chí thành viên BCĐ cải cách tư pháp tỉnh với chức năng, nhiệm vụ đã cùng cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan của ngành mình triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ được phân công cơ bản đảm bảo tiến độ, kế hoạch đề ra. Các cơ quan tư pháp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án được thực hiện đúng quy định của pháp luật, không để xảy ra oan sai, bỏ lọt tội phạm; kịp thời giải quyết các vụ án nghiêm trọng, vụ án trọng điểm, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm. Công tác phối hợp trong giải quyết các vụ án, vụ việc, nhất là các vụ án, vụ việc có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng, kéo dài ngày càng chặt chẽ. Công an, Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân các cấp đã tích cực, chủ động tăng cường phối hợp trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Qua đó, các vụ việc, vụ án có khó khăn, vướng mắc trong áp dụng pháp luật, xác định tội danh, đánh giá chứng cứ được tháo gỡ, giải quyết dứt điểm, không đề tồn đọng, kéo dài, góp phần nâng cao chất lượng điều tra, xử lý án và đạt các chỉ tiêu nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch của ngành đề ra.

Theo báo cáo của BCĐ Cải cách tư pháp tỉnh, năm 2023, Cơ quan Cảnh sát điều tra hai cấp (tỉnh, huyện) đã thụ lý điều tra 1.471 vụ, 2.480 bị can; khởi tố mới 1.272 vụ, 1.944 bị can; số bị can đang điều tra là 410 vụ, 806 bị can, giảm 35%, tỷ lệ điều tra đạt 94,4% (làm rõ 387/410 vụ). Cơ quan thi hành án dân sự thi hành 11.327 việc, trong đó số có điều kiện thi hành là 9.546 việc; số thi hành xong 8.058 việc, đạt 84,41%; về tiền số phải thi hành 5.234 tỷ 840 triệu đồng; đã thi hành xong là 1.551 tỷ 594 triệu đồng, đạt 56,47%. Tòa án hai cấp tỉnh đã thụ lý 8.118 vụ việc, đã giải quyết, xét xử được 7.818/7.118 vụ việc, đạt 96,3%. Tổ chức được 206 phiên tòa rút kinh nghiệm; tổ chức phiên tòa tranh tụng đối với 100% các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và hành chính. Đồng thời, đã tổ chức xét xử 201 tòa trực tuyến, đảm bảo an ninh, an toàn thông tin mạng và các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật nghi âm, nghi hình và luôn đảm bảo sự tôn nghiêm của phiên tòa.

Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp (tỉnh, huyện) đã quản lý 1.790 tin báo; giải quyết 1.714 tin báo; ban hành 51 kiến nghị, 66 yêu cầu khởi tố vụ án và 86 yêu cầu khác; khởi tố điều tra 1.587vụ/ 2.957 bị cáo; tạm đình chỉ giải quyết 18 tin báo; kiểm sát việc bắt 1.442 người (tăng 71 người); tạm giữ 901 người, nhiều hơn cùng kỳ 30 người; thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử 1.682 vụ/3.348 bị can.  Để "Nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa" trong công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử, Viện kiểm sát hai cấp đã phối hợp với Toà án tổ chức 284 phiên toà rút kinh nghiệm để cán bộ, kiểm sát viên trong ngành học tập, rút kinh nghiệm. Cùng với đó, VKSND tỉnh phối hợp với TAND tỉnh xét xử lưu động 20 vụ/24 bị cáo.

Tòa án nhân dân tỉnh xét xử vụ án hình sự bằng hình thức trực tuyến

Ngoài ra, công tác củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan tư pháp, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ tư pháp và bổ trợ tư pháp được đảng ủy, lãnh đạo và thủ trưởng các ngành quan tâm chỉ đạo. Tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của cán bộ; quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, có năng lực, trình độ; thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng cán bộ, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; quan tâm tạo điều kiện, cử cán bộ có chức danh tư pháp tham gia đào tạo lý luận chính trị, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, hoạt động cải cách tư pháp trên địa bàn tỉnh còn có một số hạn chế như: Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm về cải cách tư pháp ở một số đơn vị chưa quyết liệt, thiếu các giải pháp thực hiện cụ thể. Công tác phối hợp giữa lãnh đạo các cơ quan tư pháp ở mốt số lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Công tác phổ biến giáo dục pháp luật về cái cách tƣ pháp của một số ngành, địa phương còn mang tính thụ động, hình thức, chưa phát huy hiệu quả cao, công tác xử lý vi phạm hành chính ở nhiều địa phương, đơn vị còn xảy ra sai sót. Còn có tổ chức cá nhân hành nghề trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp chưa nghiêm túc tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình hoạt động. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tư pháp sâu, chưa được đào tạo bài bản nên có lúc chưa đáp ứng được các yêu cầu công tác..

Thời gian tới, Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp tỉnh tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, văn bản, kế hoạch của Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Tỉnh ủy về công tác cải cách tư pháp. Tăng cường phối hợp trong công tác điều tra, truy tố, xét xử, nhất là những vụ án tham nhũng, tiêu cực, vụ án phức tạp, dư luận quan tâm; thực hiện tốt nguyên tắc tranh tụng; làm tốt công tác hòa giải trong giải quyết các vụ việc dân sự và công tác đối thoại trong giải quyết các vụ án hành chính; chú trọng thực hiện các yêu cầu, kiến nghị khắc phục, xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động tư pháp; bảo đảm giải quyết, xét xử nghiêm minh, khách quan, công bằng, đúng pháp luật, không để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm; tổ chức thi hành dứt điểm đối với những vụ việc có điều kiện thi hành. Tích cực cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tư pháp. Quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tư pháp vững về chính trị, giỏi về nghiệp vụ, tinh thông về pháp luật, công tâm và bản lĩnh, kỷ cương và trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp...

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: