Thứ bảy, ngày 22/2/2025

Hải Dương triển khai tiêm chủng mở rộng năm 2025.

Thứ Hai 17/02/2025 20:19

Xem với cỡ chữ
Vừa qua, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Kế hoạch số 613/KH-UBND ngày 14/02/2025 triển khai chương trình tiêm chủng mở rộng năm 2025.

(Ảnh minh họa)

Chương trình Tiêm chủng mở rộng năm 2025 tăng cường chất lượng hoạt động, tổ chức triển khai tiêm chủng an toàn tại các cơ sở y tế; chủ động phòng ngừa mắc các bệnh truyền nhiễm bằng vắc xin theo quy định; duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng để đảm bảo miễn dịch cộng đồng. Để tiêm chủng mở rộng có hiệu quả cao, cần thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện: Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân; Duy trì sự tham gia, phối hợp của các cơ quan, ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội, các đoàn thể để đảm bảo hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra. Tăng cường trách nhiệm của UBND các cấp trong công tác tiêm chủng, đưa các chỉ tiêu tiêm chủng mở rộng vào Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; Chủ động đầu tư, hỗ trợ các nguồn lực đảm bảo về cơ sở vật chất, trang thiết bị… phục vụ công tác tiêm chủng mở rộng trên địa bàn; tăng cường phối hợp với ngành y tế đẩy mạnh truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm nếu không được tiêm phòng đầy đủ; lợi ích khi tiêm đúng, đủ các mũi vắc xin phòng bệnh; khuyến cáo người dân đưa con em tham gia tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch; Lãnh đạo các địa phương chỉ đạo rà soát các đối tượng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.

2. Tăng cường công tác thông tin, truyền thông: Tăng cường các hoạt động truyền thông về lợi ích của tiêm chủng bằng các hình thức phù hợp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; kết hợp giữa các hình thức truyền thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài; Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến thức về các biện pháp phòng, chống các bệnh truyền nhiễm tại cộng đồng, đặc biệt là lợi ích của việc thực hiện tiêm đúng, đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng thông qua các buổi truyền thông trực tiếp hoặc qua mạng lưới cộng tác viên, nhân viên y tế thôn, khu dân cư; Phối hợp với các cơ quan truyền thông cung cấp tài liệu, nội dung truyền thông về hoạt động tiêm chủng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hàng quý, xây dựng chuyên đề về tiêm chủng, an toàn tiêm chủng, phản ứng sau tiêm chủng, phổ biến lịch tiêm chủng cho trẻ em và phụ nữ; hướng dẫn các bà mẹ theo dõi trẻ sau tiêm chủng trên các kênh thông tin đại chúng.

3. Đảm bảo triển khai các hoạt động chuyên môn theo đúng quy định: Đảm bảo nguồn cung ứng vắc xin trong Chương trình; Công tác bảo quản, cấp phát, vận chuyển và sử dụng vắc xin: Đảm bảo việc vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc xin theo đúng quy định của Bộ Y tế; Tổ chức tiêm và Giám sát, điều tra nguyên nhân gây phản ứng sau tiêm chủng như: Tiếp tục củng cố hệ thống giám sát phản ứng sau tiêm chủng tại tất cả các tuyến. Kịp thời phát hiện, phân loại và xử lý các phản ứng sau tiêm ngay tại cơ sở tiêm chủng; chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng trong trường hợp vượt quá khả năng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất và báo cáo cho Sở Y tế theo đúng quy định.

4. Kết hợp y tế công, tư và xã hội hóa trong hoạt động tiêm chủng: Tiếp tục kiện toàn, rà soát, sắp xếp mô hình tổ chức hoạt động của hệ thống tiêm chủng từ tuyến tỉnh xuống đến Trạm Y tế các xã, phường, thị trấn đảm bảo các cơ sở y tế công lập phải thực hiện tiêm chủng các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch theo đúng quy định hiện hành. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân nếu đã công bố đủ điều kiện tiêm chủng theo quy định được phép đăng ký với Sở Y tế để thực hiện tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và phải tổ chức triển khai; Tiêm chủng chống dịch khi cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền yêu cầu; Các cơ sở y tế công lập hoặc cơ sở y tế tư nhân khi được cấp có thẩm quyền huy động phải đảm bảo triển khai việc tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và các loại vắc xin khác. Đối với các loại vắc xin dịch vụ phải đảm bảo chất lượng vắc xin.        

5. Hoạt động điều tra, giám sát, đáp ứng với tình hình dịch bệnh truyền nhiễm trên địa bàn: Các địa phương chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án và biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm tại địa phương. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tình hình dịch bệnh, kịp thời phát hiện sớm ổ dịch để có biện pháp xử lý kịp thời, không để dịch bệnh lây lan. Chủ động triển khai các biện phòng, chống dịch bệnh mùa xuân hè, nhất là triển khai các chiến dịch diệt bọ gậy phòng, chống sốt xuất huyết. Tăng cường tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông xuân, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về vệ sinh cá nhân, môi trường, nơi ở, học tập và nơi làm việc. Tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm, tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời, tránh tình trạng lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong. Đảm bảo tỷ lệ giám sát bệnh bại liệt; giám sát chết sơ sinh, uốn ván sơ sinh; giám sát bệnh sởi/rubella theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

6. Tăng cường năng lực hệ thống các cơ sở tiêm chủng mở rộng: Tiếp tục đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực quản lý Chương trình cho cán bộ phụ trách chương trình tiêm chủng và đào tạo, tập huấn cập nhật chuyên môn, nghiệp vụ về an toàn tiêm chủng cho cán bộ y tế tham gia tiêm chủng mở rộng tại các cơ sở y tế công lập và tư nhân; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho tuyến y tế cơ sở, đặc biệt trong hoạt động giám sát các ca bệnh có vắc xin phòng bệnh. Kiểm tra, công tác quản lý, bảo quản, sử dụng vắc xin, hệ thống dây chuyền lạnh, ghi chép sổ sách, báo cáo; hoạt động triển khai Chương trình tại các cơ sở tiêm chủng vào các buổi tiêm chủng thường xuyên và chiến dịch; hỗ trợ các đơn vị sử dụng Hệ thống phần mềm Quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: