Thứ năm, ngày 21/11/2024

Thị xã Kinh Môn: Nhân lên những mô hình, điển hình “Dân vận khéo”

Thứ Năm 15/08/2024 15:48

Xem với cỡ chữ
Thời gian qua, việc xây dựng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên địa bàn Thị xã Kinh Môn được cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị quan tâm chỉ đạo thực hiện và đạt nhiều kết quả thiết thực. Hiện toàn Thị xã đã xây dựng được 458 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong thực hiện phong trào thi đua, qua đó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự và an sinh xã hội trên địa bàn Thị xã.

Thấm nhuần lời Bác dạy “Dân vận không phải là việc riêng của một hai người, một hai ban, ngành, không chỉ là công tác của các đoàn thể vận động quần chúng mà phải là của cả hệ thống chính trị”; “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công” , để phong trào thi đua “Dân vận khéo” thực sự đạt hiệu quả , cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội của Thị xã đã c hỉ đạo đẩy mạnh đa dạng các hình thức tuyên truyền về phong trào thi đua “Dân vận khéo” , coi đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, nhiệm vụ quan trọng trong công tác dân vận của Đảng, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các địa phương, cơ quan, đơn vị trong thực hiện phong trào thi đua.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Trung ương, Tỉnh ủy và Thị ủy , Ban Dân vận Thị ủy đã chủ động tham mưu cho Thị ủy xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phong trào thi đua trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị gắn với thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ( khóa XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Kết luận 120 - KL/TW, ngày 07/01/2016 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng hiệu quả việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 16/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường và đổi mới công tác dân vận trong cơ quan hành chính nhà nước, chính quyền các cấp trong tình hình mới”; Chỉ thị số 05- CT/TW, ngày 15/5/2016 và Kết luận số 01-KL/TW của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư  tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. 

Giai đoạn 2020 - 2024, các cấp ủy, địa phương, đơn vị trong Thị xã đã đăng ký, xây dựng và thực hiện được 458 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị. Trong đó, lĩnh vực phát triển kinh tế có 60 mô hình, lĩnh vực văn hóa - xã hội có 88 mô hình, lĩnh vực quốc phòng - an ninh có 276, lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị có 34 mô hình. Các mô hình trên được lựa chọn, xây dựng và thực hiện hầu hết đều gắn với việc thực hiện nhiệm vụ và phù hợp, có tính khả thi tại các cơ quan, địa phương, đơn vị. Cụ thể là:

Mô hình trồng tỏi

Mô hình nuôi Dê thương phẩm  ở phường Phạm Thái

Trong lĩnh vực kinh tế , nhiều mô hình “Dân vận khéo” đã được cấp uỷ đảng quan tâm chỉ đạo cả hệ thống chính trị vào cuộc, tiếp tục được duy trì, nhân rộng có hiệu quả, tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống của người dân, huy động được nguồn lực xây dựng nông thôn mới, xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là ở vùng còn khó khăn. Tiêu biểu như  mô hình: mô hình trồng ổi, cam đường Canh, cam Vinh, thanh long ở phường Thất Hùng và xã Bạch Đằng; “Nuôi Dê thương phẩm” ở phường Phạm Thái; mô hình nuôi rươi, cáy ở phường Minh Tân; mô hình “Liên kết trồng cây vú sữa” ở khu dân cư An Lăng; “Bánh lòng” Huề Trì - phường An Phụ... Nhiều xã, phường đã xây dựng được điển hình “Dân vận khéo” trong giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phát triển công nghiệp, đô thị như: Long Xuyên, Minh Tân, Thượng Quận, Hiệp Sơn, An Phụ, Lạc Long, Quang Thành, Phú Thứ…

Đồng chí Nguyễn Vỹ - Bí thư Thị uỷ thăm, tặng quà gia đình bà Trần Thị xã là vợ liệt sĩ ở KDC Sơn Khê, phường Thái Thịnh

Trong lĩnh vực văn hóa - xã hội , c ác mô hình “Dân vận khéo” được lựa chọn, xây dựng và nhân rộng đã đem lại giá trị tinh thần to lớn góp phần xây dựng khối đại đoàn kết, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động an sinh xã hội, đóng góp để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa; các hoạt động từ thiện, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng nếp sống văn hóa mới trong việc cưới, việc tang và lễ hội, bài trừ các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, bảo vệ môi trường... Tiêu biểu như các mô hình: “ Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường” của Ủy ban MTTQ; “ X ây dựng gia đình 5 có, 3 sạch ”,  “ Lợn nhựa tiết kiệm”, “Phụ nữ sống xanh” của Hội P hụ nữ; mô hình “Cánh đồng không rác thải” của Hội Nông dân; mô hình “ Cựu chiến binh tự quản bảo vệ môi trường ” của Hội Cựu chiến binh; mô hình “Bảo đảm an toàn vệ sinh lao động”; Mô hình “Xanh - sạch - đẹp”  của Liên đoàn lao động; mô hình “ Thu gom Pin ”, “ Đổi rác lấy quà tặng” , “Gia sư áo xanh” của Đoàn thanh niên. Mô hình "xã, thôn, làng, khu dân cư, Tổ dân phố, dòng họ, gia đình văn hoá" “gia đình hiếu học”, “xây dựng xã hội học tập” của Hội khuyến học ;  d uy trì, phát triển Quỹ Khuyến học, khuyến tài ở 23/23 xã, phường và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn…

Trong lĩnh vực quốc phòng - an ninh , các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần khơi dậy và phát huy tinh thần trách nhiệm công dân trong bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và các tệ nạn xã hội, tích cực đấu tranh phòng chống và tố giác tội phạm góp phần xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh Nhân dân vững chắc trên địa bàn tỉnh. Tiêu biểu như: 112 Tổ tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở của 23 xã, phường; 10 mô hình tự quản về an ninh trật tự, 6 mô hình tái hòa nhập cộng đồng; 100 tổ liên gia an toàn phòng cháy chữa cháy, 12 điểm chữa cháy;  “Làng an toàn, khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự”, “Tổ hoà giải”… được nhân rộng ra nhiều đơn vị, cơ quan, trường học, vì vậy tình hình an ninh trật tự, an ninh nông thôn trên địa bàn Thị xã được duy trì và giữ vững.

Trong lĩnh vực xây dựng hệ thống chính trị, các mô hình “Dân vận khéo” được các cấp uỷ, chính quyền Thị xã lãnh đạo đồng bộ có trọng tâm, trong đó chú trọng tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI, XII), đặc biệt là khắc phục hạn chế, khuyết điểm sau kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) và Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Các cấp ủy đảng, chính quyền đã tích cực cụ thể hóa việc phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị gắn phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện với thực hiện QCDC và Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”; tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc, phức tạp, khiếu kiện, tố cáo của công dân; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính. Nâng cao chất lượng và ý thức trách nhiệm thực thi công vụ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức ; xây dựng chính quyền thân thiện vì nhân dân phục vụ nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của T hị xã trong giai đoạn mới.

Có thể khẳng định, qua việc chỉ đạo xây dựng và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” trên địa bàn Thị xã đã góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho Nhân dân, tạo sự đoàn kết, đồng thuận, phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của Nhân dân trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Nghị quyêt Đại hội Đảng bộ Thị xã lần thứ XXV đã đề ra.

Thời gian tới, để tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào thi đua “Dân vận khéo”, Đảng bộ Thị xã Kinh Môn xác định cần tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới gắn với thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức , phong cách Hồ Chí Minh. Đồng thời, quan tâm chỉ đạo xây dựng và nhân rộng mới các mô hình, điển hình “D ân vận khéo trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, hướng vào giải quyết những vấn đề khó, phức tạp nảy sinh , bám sát tình hình thực tiễn của cơ quan, địa phương , đơn vị , phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của N hân dân. Trong đó đ ặc biệt, chú trọng xây dựng, phát triển mô hình, điển hình “Dân vận khéo” ở những nơi khó khăn, phức tạp, nơi có đồng bào tôn giáo; công nhân các cụm công nghiệp, trong giải quyết các “điểm nóng” phức tạp, bức xúc nổi cộm; trong cải cách hành chính, xây dựng bộ máy tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, phục vụ N hân dân , góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và Thị xã.

Ban Dân vận Tỉnh ủy

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: