Thứ bảy, ngày 23/11/2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã bấm nút kích hoạt Ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân

Thứ Ba 23/07/2024 13:55

Xem với cỡ chữ
(PLVN) -Sáng ngày 23/7/2024, hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội do Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Bộ Quốc phòng và các cơ quan tổ chức nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024). Hội nghị ngày 23/7 được coi dấu mốc mới với hành trình “trả lại tên” cho các liệt sĩ sẽ được thiết lập.
Sáng ngày 23/7/2024, hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội. Ảnh Bộ LĐTBXH

Sáng ngày 23/7/2024, hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” đã diễn ra tại Thủ đô Hà Nội

Trước khi diễn ra hội nghị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng toàn thể đại biểu tham dự cúi đầu trong phút mặc niệm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng đã hy sinh vì Tổ quốc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh Bộ LĐTBXH

Trước khi diễn ra hội nghị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng toàn thể đại biểu tham dự cúi đầu trong phút mặc niệm, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã anh dũng đã hy sinh vì Tổ quốc và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đề cập, thấm nhuần sâu sắc đạo lý, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 77 năm qua, Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta luôn quan tâm, chăm lo, thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với cách mạng và thân nhân. Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng và các văn bản hướng dẫn đã kịp thời thể chế hoá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về ưu đãi người có công với cách mạng. Đối tượng người có công ngày càng mở rộng, chế độ ưu đãi ngày một nâng cao gắn liền với sự đảm bảo công bằng và sự đồng thuận của xã hội.

Ngay trong dịp tháng 7 truyền thống lịch sử này, Chủ tịch nước đã tặng quà cho gần 1,4 triệu người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng. Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP ngày 1/7/2024 quy định điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng từ 2,05 triệu đồng lên 2,789 triệu đồng (tăng 35,7%).

“Đây là mức tăng cao nhất qua các lần điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng trong nhiều thập kỷ vừa qua, được dư luận xã hội và người có công, thân nhân hoan nghênh, ủng hộ” - Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định.

Các hoạt động đền ơn đáp nghĩa ngày càng phát triển sâu rộng, được xã hội đồng tình hưởng ứng, cùng chăm lo, trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc. 10 năm qua (2013 - 2023), cả nước đã vận động gần 7.900 tỷ đồng để hỗ trợ hộ gia đình người có công; xây dựng mới 67.700 căn nhà và sửa chữa gần 45.900 căn nhà tình nghĩa với tổng kinh phí hỗ trợ trên 12.700 tỷ đồng; tặng hơn 110.000 sổ tiết kiệm cho gia đình chính sách với trên 403 tỷ đồng và hỗ trợ một số trường hợp đặc biệt khó khăn, 2.412 Bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống được các tổ chức nhận chăm sóc, phụng dưỡng suốt đời. Các công trình ghi công liệt sĩ thường xuyên được quan tâm, chăm sóc, tu bổ, cả nước đã tôn tạo, nâng cấp, sửa chữa, chỉnh trang trên 3000 nghĩa trang liệt sĩ, trên 4000 công trình ghi công liệt sĩ. Tiến hành chuẩn hoá thông tin bia mộ liệt sĩ, 2 năm qua đã điều chỉnh 20.000 bia mộ đang ghi “Liệt sĩ vô danh”, đến nay cả nước tuyệt đại bộ phận thống nhất ghi “Mộ liệt sĩ chưa xác định được thông tin” theo quy định.

Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết, qua 6 năm, ngành LĐ-TB&XH đã giải quyết được căn bản trên 7.000 hồ sơ, trong đó, trình Thủ tướng Chính phủ công nhận và cấp bằng Tổ quốc ghi công đối với hơn 2.400 liệt sĩ, phần lớn là liệt sĩ trong thời kỳ chống Pháp và giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ và hơn 2.700 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh. “Đây là việc làm vô cùng khó khăn do thời gian đã quá lâu, hồ sơ thất lạc, người giao nhiệm vụ không còn sống, đồng đội, người làm chứng đều đã mất… điển hình như trường hợp cụ Phạm Khánh, chiến sĩ cách mạng Xô viết Nghệ Tĩnh hy sinh năm 1931, sau 92 năm mới tìm được dữ liệu, được công nhận liệt sĩ”, Bộ trưởng trăn trở.

Sớm trả lời những câu hỏi day dứt

Cũng trong bài phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung trăn trở: “Chiến tranh đã lùi xa, đất nước đã độc lập, thống nhất, nhưng vẫn còn đó biết bao nỗi đau thương, gần 200.000 liệt sĩ chưa được quy tập, gần 300.000 liệt sĩ chưa xác định được thông tin. Những giọt nước mắt vẫn còn lăn trên má của những người mẹ; những ánh mắt mòn mỏi ngóng trông, khắc khoải đợi chờ của những gia đình chưa có thông tin, chưa được biết phần mộ của con, của em, của vợ, chồng, của cha, mẹ mình… ở đâu là những câu hỏi day dứt đối với chúng ta”.

Thời gian qua, Thủ tướng Chủ đã chỉ đạo triển khai Đề án xác định hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin (Đề án 150), thực hiện với phương pháp giám định ADN và thực chứng. Phương pháp giám định ADN đã triển khai gần 10.000 mẫu hài cốt liệt sĩ và hơn 3.000 mẫu sinh phẩm thân nhân liệt sĩ. Kết quả, đã so sánh đối khớp được hơn 1.000 danh tính liệt sĩ để báo tin về cho thân nhân liệt sĩ. Thực hiện kế hoạch tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ và xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đến năm 2030 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số quốc gia và Đề án 06 của Chính phủ, trên nền tảng hiện nay các đơn vị đã lưu trữ được số liệu của trên 25.000 dữ liệu ADN hài cốt liệt sĩ và thân nhân.

Ngày 23/7, song song với hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và lễ ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” cũng được tiến hành. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, việc thực hiện lấy mẫu ADN chưa xác định được thông tin và toàn bộ thân nhân trực tiếp của các liệt sĩ chưa xác định thông tin để giám định, lưu trữ trong Ngân hàng Gen sẽ là bước chuẩn bị tốt nhất cho hành trình dài tìm kiếm, xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin.

“Chúng tôi cho rằng đây là việc làm rất có ý nghĩa, rất linh thiêng, phải chạy đua với thời gian, càng làm càng nhanh càng tốt vì thời gian không cho phép chúng ta kéo dài song đây cũng là nhiệm vụ nặng nề, gian nan, chúng ta làm bằng mệnh lệnh của trái tim trong hành trình tìm kiếm, trả lại tên cho các anh hùng liệt sĩ”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tham dự và chủ trì hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo các Bộ ngành liên quan như Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương và đại diện các tổ chức cùng các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu toàn quốc đã tham gia, chứng kiến thời khắc quan trọng khi ngân hàng gen được ra mắt. Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã cùng bấm nút kích hoạt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân để xác định danh tính 300.000 hài cốt khuyết danh.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” ngày 23/7. Ảnh Bộ LĐTBXH

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự và chủ trì Hội nghị “Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ” ngày 23/7

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính khái quát, cùng sự phát triển của đất nước với những thành tựu đã đạt được, cả nước càng phải ghi nhớ quá khứ hào hùng, luôn ý thức tri ân, quan tâm những người đã hi sinh xương máu cho đất nước ngày hôm nay. Thủ tướng khẳng định 77 năm qua, chính sách ưu đãi người có công với cách mạng không ngừng được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung và tổ chức thực hiện bài bản, nghiêm túc. Đời sống của người có công và gia đình không ngừng được nâng lên cả về vật chất và tinh thần.

Theo thống kê, có 99% hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc hơn mức sống chung tại khu vực sinh sống. Điều này cũng là một biểu hiện của việc thực hiện chủ trương, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từng nhiều lần nhấn mạnh “không hy sinh môi trường, xã hội, công bằng xã hội vì sự phát triển kinh tế đơn thuần”. Đây cũng là một vấn đề quan tâm đặc biệt của Tổng Bí thư lúc sinh thời.

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã cùng bấm nút kích hoạt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân để xác định danh tính 300.000 hài cốt khuyết danh. Ảnh PV

Thủ tướng Phạm Minh Chính và các đại biểu đã cùng bấm nút kích hoạt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân để xác định danh tính 300.000 hài cốt khuyết danh

Nói về việc kích hoạt ngân hàng gen liệt sĩ và thân nhân hôm nay, Thủ tướng đề cập mục tiêu sớm hoàn thành giám định hơn 20.000 hài cốt liệt sĩ, phấn đấu xác định danh tính 60% liệt sĩ trong các nghĩa trang. Việc xây dựng “Ngân hàng gen” liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ không chỉ mở ra hy vọng cho hơn 300.000 gia đình người có công mà còn là niềm mong mỏi của toàn Đảng và nhân dân cả nước rằng tương lai không xa, tất cả các liệt sĩ đã nằm xuống, hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc sẽ được quy tập và xác định được danh tính.

Tại chương trình, 10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen. Trong đó, có 4 gia đình đã hoàn thành việc xác định hài cốt, đưa liệt sĩ về quê hương. Ảnh Bộ LĐTBXH

Tại chương trình, 10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen. Trong đó, có 4 gia đình đã hoàn thành việc xác định hài cốt, đưa liệt sĩ về quê hương

Tại chương trình, 10 gia đình liệt sĩ được trao kết quả giám định gen. Trong đó, có 4 gia đình đã hoàn thành việc xác định hài cốt, đưa liệt sĩ về quê hương. Là một trong 4 gia đình tìm được thân nhân của mình thông qua giám định gen, bà Phạm Thị Vinh, em gái liệt sĩ Phạm Văn Phước vui mừng, xúc động suốt 2 tuần nay khi xác định được chính xác thông tin của người anh trai. "Nhiều năm nay, gia đình tôi đi tìm anh rất vất vả. Nay cuối cùng đã tìm được anh trở về. Tôi rất biết ơn Đảng, Nhà nước, các cơ quan, bộ, ngành đã giúp đỡ gia đình tôi tìm và đưa anh về", bà Vinh cho biết.

Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 có sự tham dự của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước. Ảnh PV

Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 có sự tham dự của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước

Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 có sự tham dự của trên 400 đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu đến từ khắp mọi miền đất nước. Trong đó, 13 đại biểu là lão thành cách mạng, cán bộ tiền khởi nghĩa, 6 Mẹ Việt Nam anh hùng, 36 Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, hơn 200 thương binh, trong đó có 22 thương binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên, 44 bệnh binh, 53 thân nhân liệt sĩ và các đại biểu người có công với cách mạng tiêu biểu khác. Đặc biệt, trong số các đại biểu tham dự buổi gặp mặt có 33 đại biểu là người dân tộc thiểu số như: Bana, Chăm, Ê đê, Hrê, Jrai, Mường, Nùng, Paco, Ragiai, Tày, Thái… Tiêu biểu là ông Lê Quang A, năm nay tròn 100 tuổi đời, 80 năm tuổi Đảng, đến từ tỉnh Hà Tĩnh, là cán bộ tiền khởi nghĩa, góp phần vào thắng lợi chung của Cách mạng Tháng Tám. Mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Thạnh, sinh năm 1932 đến từ Bình Định. Trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, Mẹ đã mất những người thân yêu, ruột thịt của mình, đó là chồng, con và chị gái là liệt sĩ.

Theo baophapluat.vn

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: