Thứ bảy, ngày 23/11/2024

Hải Dương: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh

Thứ Hai 22/07/2024 14:49

Xem với cỡ chữ
Thực hiện Công điện số 68/CĐ-TTg ngày 13/7/2024 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Công văn số 2834/UBND-VP ngày 22/7/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa

Theo đó, để chủ động kiểm soát, ngăn chặn, không để lây lan, bùng phát bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Y tế theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn; chủ động giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch. Đảm bảo tổ chức tốt việc thu dung, cấp cứu, điều trị bệnh nhân, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong. Tổ chức tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho các nhóm đối tượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, nhất là tại các địa bàn có lưu hành bệnh hoặc nơi có tỷ lệ tiêm chủng phòng bệnh bạch hầu thấp.

Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Hải Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu theo khuyến cáo của ngành y tế; hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu mắc bệnh phải đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Cùng với đó, yêu cầu Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống bệnh bạch hầu trên địa bàn; chỉ đạo giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh để xử lý triệt để ổ dịch, không để dịch lây lan trên diện rộng. Chỉ đạo rà soát, đảm bảo sẵn sàng công tác hậu cần, thuốc, thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu phòng, chống bệnh bạch hầu theo phương châm 4 tại chỗ. Chỉ đạo tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh bạch hầu và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Điều trị và phòng ngừa bệnh bạch hầu bằng vắc-xin

Trước đó, Sở Y tế Hải Dương đã có Công văn số 1762/SYT-NVY ngày 10/72024 yêu cầu các đơn vị y tế trực thuộc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu. Trong đó, yêu cầu  Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với các cơ quan báo chí đóng trên địa bàn tỉnh tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về nguyên nhân, đường lây, cách phòng chống,... để người dân chủ động phòng chống dịch bệnh bạch hầu cho mình và cho gia đình. Đặc biệt những người tiếp xúc gần với bệnh nhân cần khai báo với cơ quan y tế gần nhất để được hướng dẫn phòng bệnh và cách ly tại nhà (Tài liệu truyền thông được gửi kèm Công văn số 352/GDSKTƯ ngày 09/7/2024 của Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe Trung ương). Hướng dẫn Trung tâm y tế các huyện, thành phố, thị xã rà soát các đối tượng trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa được tiêm, hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh bạch hầu, tiếp tục tổ chức tiêm bổ sung ngay cho các đối tượng vào đợt tiêm chủng từ ngày 25/7/2024. Phối hợp với các cơ sở điều trị trong toàn tỉnh điều tra giám sát các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh bạch hầu, đặc biệt là các trường hợp có lịch sử đi/đến từ vùng dịch, tiếp xúc gần với bệnh nhân, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi phát hiện các trường hợp bệnh phải tổ chức cách ly, khoanh vùng xử lý ổ dịch triệt để không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài. Hướng dẫn cho cán bộ phòng chống dịch các tuyến về điều tra giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh bạch hầu. Kiện toàn đội cơ động phòng chống dịch, đầy đủ vật tư, thiết bị y tế sẵn sàng triển khai khi có trường hợp bệnh.

Bệnh viện đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh tuyên truyền cho bệnh nhân, người nhà bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, đặc biệt là người bệnh khi đến khám và điều trị phải khai báo trung thực lịch sử đi đến/trở về từ vùng có dịch (nếu có) và thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo quy định. Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu để chuẩn bị tiếp nhận điều trị các ca bệnh nặng. Thực hiện sàng lọc, phân luồng, cách ly không để tình trạng nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện. Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật điều tra yếu tố dịch tễ các trường hợp nghi ngờ, lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Chuẩn bị sẵn các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc điều trị bệnh Bạch hầu theo Hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu). Thực hiện báo cáo trên Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ khai báo bênh, dịch bệnh truyền nhiễm.

Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố tổ chức tuyên truyền trên hệ thống đài phát thanh huyện, xã các biện pháp phòng chống dịch bệnh bạch hầu để người dân biết và chủ động phòng tránh dịch bệnh cho bản thân và gia đình. Tập huấn, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu để chuẩn bị tiếp nhận điều trị các ca bệnh. Thực hiện sàng lọc, phân luồng, cách ly không để tình trạng nhiễm khuẩn chéo trong cơ sở điều trị. Thực hiện điều tra giám sát các trường hợp mắc, nghi mắc bệnh bạch hầu, đặc biệt là các trường hợp có lịch sử đi/đến từ vùng dịch về hoặc có tiếp xúc gần với bệnh nhân (nếu có). Phối hợp với Trung tâm Kiểm soát bệnh tật lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Khi phát hiện các trường hợp mắc bệnh phải tổ chức cách ly, khoanh vùng xử lý ổ dịch triệt để không để dịch bệnh lan rộng, kéo dài. Chuẩn bị sẵn các khu cách ly, buồng cách ly, phương tiện, vật tư, thuốc điều trị bệnh Bạch hầu theo Hướng dẫn của Bộ Y tế (Quyết định số 2957/QĐ-BYT ngày 10/7/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh Bạch hầu). Chỉ đạo Trạm y tế các xã, phường, thị trấn rà soát toàn bộ số trẻ trong độ tuổi tiêm chủng chưa được tiêm hoặc tiêm chủng chưa đầy đủ vắc xin phòng bệnh Bạch hầu. Tổ chức tiêm bổ sung ngay cho trẻ trong đợt tiêm chủng thường xuyên tháng 7 năm 2024. Phối hợp chặt chẽ với Ngành giáo dục tuyên truyền cho phụ huynh, học sinh cách phòng chống dịch bệnh Bạch hầu. Thực hiện tốt vệ sinh phòng bệnh tại các cơ sở giáo dục, các trường học, lớp học, nhà trẻ, mẫu giáo đảm bảo môi trường thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Tổ chức việc theo dõi sức khỏe của trẻ em tại các trường mầm non, trường tiểu học và trung học cơ sở, thông báo cho các cơ sở y tế khi phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh (sốt kèm theo đau họng, ho hoặc khàn tiếng) để được cách ly, xử lý kịp thời, không để bùng phát ổ dịch. Thực hiện báo cáo trên Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm theo Thông tư 54/2015/TT-BYT ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc Hướng dẫn chế độ khai báo bênh, dịch bệnh truyền nhiễm.

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: