Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, tập trung hướng về cơ sở; chăm lo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân. Từng bước thực hiện tốt chức năng giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng và nhân rộng nhiều mô hình, điển hình dân vận khéo. Qua tổng kết Chương trình phối hợp “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương” giai đoạn 2020- 2022, toàn tỉnh đã có 1.229 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường.
Có thể nhận thấy, nội dung, phương thức công tác dân vận của hệ thống chính trị của tỉnh đã và đang từng bước thay đổi theo hướng “Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ cách làm, rõ hiệu quả” và được thực hiện đồng bộ, hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện qua kết quả của công tác vận động nhân dân thực hiện một số nhiệm vụ chính trị trọng tâm của tỉnh như: công tác giải phóng mặt bằng, triển khai một số công trình, dự án trọng điểm của tỉnh; xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; trong triển khai các hoạt động an sinh xã hội…, qua đó góp phần quan trọng trong việc giải quyết một số vấn đề còn tồn tại, những khó khăn, vướng mắc đặt ra trong thực tiễn đối với tỉnh; củng cố lòng tin của nhân dân và xây dựng được mối quan hệ mật thiết, gắn bó giữa các cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân trên địa bàn tỉnh thời gian qua.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân vận trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: việc thực hiện quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị ở một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa đồng đều; công tác phổ biến, tuyên truyền, cụ thể hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và công tác dân vận ở một số cấp ủy đảng còn chậm, chưa thường xuyên và sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Việc nắm bắt, phản ánh tình hình, tâm tư, nguyện vọng, những vấn đề bức xúc, kiến nghị của đoàn viên, hội viên và nhân dân ở một số địa phương, cơ sở có lúc chưa đầy đủ, kịp thời. Công tác dân vận trong một số cơ quan nhà nước vẫn còn một số hạn chế; m ột số chính quyền cơ sở chưa phối hợp chặt chẽ với Ban Dân vận, Mặt trận và các đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến quyền và lợi ích của nhân dân…
Để tiếp tục nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị về công tác dân vận, các cấp ủy, tổ chức đảng và cả hệ thống chính trị trong tỉnh xác định cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ và giải pháp sau:
Một là , tập trung quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Trung ương, của tỉnh về công tác dân vận; trọng tâm là Kết luận số 43-KL/TW ngày 07/01/2019 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Quyết định số 23-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XIII) về “Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị”; Chương trình hành động số 37-CTr/TU, ngày 20/8/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW; Quyết định số 357-QĐ/TU, ngày 27/3/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Hải Dương và một số văn bản liên quan về thực hiện nhiệm vụ công tác dân vận nhằm n âng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị, nhất là người đứng đầu, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn về công tác dân vận .
Hai là, nâng cao hiệu quả công tác dân vận chính quyền, tiếp tục phát huy vai trò công tác dân vận của lực lượng vũ trang. Nâng cao chất lượng cán bộ phụ trách và cán bộ tham mưu về công tác dân vận, đặc biệt thực hiện nghiêm túc việc phân công đồng chí chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phụ trách công tác dân vận và chỉ đạo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở; các cơ quan, đơn vị thuộc chính quyền các cấp phân công một đồng chí lãnh đạo phụ trách công tác dân vận theo quy định; nâng cao đạo đức công vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính nhà nước. Tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa, thực hiện tốt vai trò “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội làm nòng cốt” để Nhân dân làm chủ; thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Ba là , tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo”; phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân. Đảm bảo sự lãnh đạo thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Bốn là , n âng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong tham mưu, triển khai thực hiện công tác dân vận. Các tổ chức trong hệ thống chính trị tăng cường chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện công tác dân vận gắn với trách nhiệm từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. Ban Dân vận Tỉnh ủy và hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh phát huy vai trò nòng cốt, làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy các cấp chỉ đạo toàn diện công tác dân vận. Tiếp tục n âng cao hiệu quả phối hợp của các cơ quan, đơn vị trong tham mưu, triển khai thực hiện công tác dân vận, qua đó góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra.