Thứ hai, ngày 25/11/2024

Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025

Thứ Bảy 03/08/2024 08:49

Xem với cỡ chữ
Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 49/2024/TT-BTC ngày 16/7/2024 về việc hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2025.

                                                         (Ảnh minh họa)

Khi xây dựng dự toán cần tính tới việc rà soát lồng ghép, bãi bỏ các chế độ, chính sách chồng chéo, trùng lặp, kém hiệu quả; chỉ đề xuất ban hành chính sách, đề án, nhiệm vụ mới khi cân đối được nguồn thực hiện; dự kiến đầy đủ nhu cầu NSNN theo phân cấp thực hiện các chính sách, chế độ, nhiệm vụ mới đã được cấp có thẩm quyền quyết định. Bố trí dự toán để thu hồi các khoản ứng trước chi NSNN đến hạn thu hồi trong năm theo quy định. Không bố trí dự toán chi cho các chính sách, chế độ chưa ban hành với mục đích là tập trung chỉ đạo, xử lý, giải quyết dứt điểm ngay từ khâu xây dựng dự toán những tồn tại, sai phạm trong quản lý tài chính, ngân sách đã được cơ quan thanh tra, kiểm toán phát hiện, kiến nghị theo đúng quy định của pháp luật.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN theo các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành và quy định tại Thông tư này, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

1. Xây dựng dự toán thu ngân sách địa phương:

Các địa phương xây dựng dự toán trên cơ sở tổng hợp toàn bộ các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại  Điều 7 Luật NSNN  và các quy định pháp luật có liên quan;  Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan, phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương chấp hành nghiêm việc lập dự toán thu NSNN và chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong việc xây dựng dự toán thu NSNN.

Yêu cầu lập dự toán thu NSNN đảm bảo tích cực, sát thực tế, tổng hợp đày đủ các khoản thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ nguồn thu ngân sách, không dành dư địa để địa phương giao chỉ tiêu phấn đấu thu ngân sách; phân tích đánh giá cụ thể những tác động ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2025 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, khoản thu, sắc thuế, trong đó tập trung đánh giá ảnh hưởng nguồn thu do ảnh hưởng của dịch bệnh, thiên tai, tác động ngân sách do thực hiện các chính sách gia hạn, miễn, giảm thuế.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

                                                                                        (Ảnh minh họa)

2. Về xây dựng dự toán chi cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp chủ động:

Năm 2025, tiếp tục ổn định tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia và sổ bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP như năm 2024. Xây dựng dự toán chi NSĐP trên cơ sở dự toán thu NSĐP được hường theo phân cấp, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP xác định bằng số được giao dự toán năm 2024 (nếu có), số bổ sung từ NSTW cho NSĐP để thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 (nếu có). Căn cứ mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn 2021-2025, trong đó bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 của địa phương; ước thực hiện các nhiệm vụ thu - chi ngân sách của địa phương năm 2024 để xây dựng dự toán chi NSĐP chi tiết từng lĩnh vực chi theo quy định của  Luật NSNN , đảm bảo ưu tiên bố trí đủ dự toán nhu cầu kinh phí thực hiện các dự án, nhiệm vụ đã cam kết, chế độ chính sách đã ban hành.

Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau:  Bố trí dự toán chi tạo nguồn cải cách tiền lương theo Nghị quyết số  27-NQ/TW  và các văn bản hướng dẫn theo quy định.

Về xây dựng dự toán chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP: Căn cứ quy định của  Luật NSNN ; Nghị quyết số  973/2020/UBTVQHM  của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; xây dựng dự toán chi ĐTPT năm 2025, chi tiết nguồn cân đối NSĐP (gồm chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung trong nước, chi đầu tư từ nguồn thu tiền sử dụng đất, chi đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết, chi đầu tư từ nguồn bội chi NSĐP (nếu có); dự toán chi các dự án sử dụng nguồn vốn nước ngoài (vốn vay, vốn viện trợ); Bố trí đủ vốn đối ứng thuộc trách nhiệm của địa phương, kinh phí để thanh toán đầy đủ, kịp thời các khoản nợ vay của NSĐP phải trả khi đến hạn. Bố trí đủ vốn triển khai các dự án liên kết vùng, quan trọng có tác động lan tỏa mà địa phương đã cam kết bố trí vốn đối ứng theo quy định; bố trí đủ vốn trả hết các khoản nợ phải trả trong kế hoạch 5 năm, thu hồi toàn bộ vốn ứng trước còn phải thu hồi trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025;   Ủy thác vốn NSĐP qua Ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ thực hiện một số hoạt động của các Chương trình mục tiêu quốc gia theo quy định tại  Khoản 6 Điều 4 Nghị quyết số 111/2024/QH15  ngày 18 tháng 01 năm 2024 của Quốc hội; Bố trí dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất, trong đó ưu tiên để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết: Các địa phương dự toán sát nguồn thu xổ số kiến thiết (bao gồm cả sổ thu được phân chia từ hoạt động xổ số điện toán) và tiếp tục sử dụng toàn bộ nguồn thu từ xổ số kiến thiết cho ĐTPT, trong đó ưu tiên để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề (bao gồm cả đầu tư mua sắm thiết bị dạy học phục vụ chương trình đổi mới sách giáo khoa giáo dục phổ thông) và lĩnh vực y tế; phần còn lại bố trí thực hiện các nhiệm vụ ĐTPT quan trọng, cấp bách thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP, Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Đối với sử dụng tiền thu vé tham gia chơi casino: Các địa phương được cơ quan có thẩm quyền thí điểm cho phép người Việt Nam chơi tại điểm kinh doanh casino, sử dụng nguồn thu từ tiền vé tham gia chơi tại điểm kinh doanh casino để chi ĐTPT cho các mục tiêu phúc lợi xã hội, phục vụ cộng đồng, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội, trong đó bố trí tối thiểu 60% cho các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, dạy nghề và y tế theo quy định tại  Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 102/2017/TT-BTC  ngày 05 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều quy định tại Nghị định số  03/2017/NĐ-CP  ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về kinh doanh Casino.

Chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: Xây dựng dự toán thành một mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP, đảm bảo chi trả đầy đủ, kịp thời các khoản nợ đến hạn; kèm theo thuyết minh mức chi trả chi tiết theo từng nguồn vốn vay (nếu có), gồm: nguồn vay nước ngoài Chính phủ vay về cho địa phương vay lại, tín dụng phát triển, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương.;  Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính của địa phương: xác định bằng số được giao trong dự toán năm 2024;  Dự phòng NSĐP bố trí theo đúng quy định của  Luật NSNN  (từ 2-4% tổng chi cân đối NSĐP - không bao gồm số bội chi NSĐP).

Về xây dựng dự toán chi thường xuyên của NSĐP

Sau khi đã bố trí chi tạo nguồn cải cách tiền lương (nếu có); chi ĐTPT nguồn cân đối NSĐP; chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác; bổ sung quỹ dự trữ tài chính; dự phòng NSĐP như trên; phần chi cân đối NSĐP còn lại sẽ bố trí chi thường xuyên. Các địa phương tổ chức thực hiện giảm dự toán đối với các cơ quan nhà nước, các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở tinh giản biên chế, sắp xếp lại bộ máy, đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập năm 2025 được xác định căn cứ vào kết quả thực hiện lũy kế đến năm 2024, mục tiêu Nghị quyết số  18-NQ/TW , Nghị quyết số  19-NQ/TW  và Nghị định số  60/2021/NĐ-CP , riêng mức giảm biên chế được xác định theo quyết định giao biên chế của cấp thẩm quyền (nếu có).

3. Về xây dựng dự toán số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành

Các địa phương xây dựng dự toán năm 2025 số bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP để thực hiện các chính sách an sinh xã hội do trung ương ban hành năm 2025; cách thức tương tự như hướng dẫn tại  Khoản 4 Điều 14 Thông tư này . Đối với từng chính sách, đề nghị thuyết minh chi tiết cơ sở xác định đối tượng, nhu cầu kinh phí (đối tượng xây dựng dự toán năm 2025 được xác định trên cơ sở số đối tượng ước thực hiện năm 2024 được hưởng theo chính sách.

4. Về xây dựng dự toán cải cách tiền lương

Năm 2025, tiếp tục thực hiện cơ chế tạo nguồn cải cách tiền lương để cải cách tiền lương theo quy định. Trong đó: Các địa phương tiếp tục thực hiện cơ chế tiết kiệm 10% chi thường xuyên (trừ các khoản tiền lương, phụ cấp theo lương, các khoản có tính chất lương và các khoản chi cho con người theo chế độ); nguồn tăng thu NSĐP (không kể thu tiền sử dụng đất, xổ số kiến thiết, thu cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; các khoản được loại trừ theo quy định tại  Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 34/2021/QH15  ngày 13/11/2021 của Quốc hội về dự toán NSNN năm 2022), bao gồm 70% tăng thu thực hiện năm 2024 so dự toán năm 2024, 50% tăng thu dự toán năm 2025 so với dự toán năm 2023 được Thủ tướng Chính phủ giao; 50% phần kinh phí dành ra từ giảm chi hỗ trợ hoạt động.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: