Ngày 17/4/2025, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Công văn số 1842/UBND-VP về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2025
(Ảnh minh họa)
Để chủ động ứng phó với thiên tai năm 2025 trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; chỉ đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xác định phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, thường xuyên, liên tục; không để việc sắp xếp tổ chức, bộ máy tại địa phương ảnh hưởng đến công tác phòng, chống thiên tai.
2. Từ thực tế công tác chỉ huy, chỉ đạo, bài học kinh nghiệm ứng phó, khắc phục hậu quả bão Yagi và mưa lũ sau bão năm 2024, tổ chức tổng kết, đánh giá công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và công tác quản lý đê đ điều, hộ đê, chống lũ, bảo đảm an toàn công trình thủy lợi năm 2024. Chủ động xây dựng, cập nhật, bổ sung và tổ chức thực hiện các kế hoạch, phương án phòng, chống ứng phó với thiên tai, các phương án bảo vệ trọng điểm, phương án hộ đê, phương án chống úng năm 2025; xây dựng kịch bản đảm bảo an toàn phòng chống thiên tai trong mọi tình huống.
3. Tổ chức kiểm tra, rà soát, đánh giá các công trình đê điều, thủy lợi trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là các công trình bị ảnh hưởng do bão Yagi và lũ lớn sau bão gây ra và các vị trí trọng điểm, xung yếu; đề xuất các giải pháp để thực hiện xử lý các sự cố, các vị trí trọng điểm, xung yếu, duy tu, bảo dưỡng đê điều, các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai. Đề xuất nâng cấp, xây mới các công trình thủy lợi, đê điều phù hợp với phương án phát triển đê điều, phương án phòng, chống lũ, phương án phát triển mạng lưới thủy lợi trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đồng thời đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, 2 góp phần nâng cao hiệu quả phục vụ công tác phòng, chống thiên tai. Đẩy nhanh tiến độ tu bổ, nâng cấp, duy tu, bảo dưỡng công trình đê điều, thủy lợi, các công trình phòng, chống thiên tai đảm bảo chất lượng, kịp thời đưa công trình vào phục vụ phòng, chống thiên tai năm 2025 và các năm tiếp theo; có phương án đảm bảo an toàn cho các công trình đang triển khai thi công khi có lũ, bão, tình huống thiên tai nghiêm trọng.
4. Thực hiện công tác dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông trong phòng, chống thiên tai đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác; theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thiên tai, thời tiết để thông báo thường xuyên, hướng dẫn kịp thời cho các tổ chức và nhân dân chủ động các biện pháp phòng, tránh, ứng phó; tăng cường thông tin, truyền thông về phòng, chống thiên tai và hướng dẫn kỹ năng phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai; đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng.
5. Chủ động chuẩn bị đủ số lượng, chủng loại vật tư, phương tiện, trang thiết bị dự trữ để sẵn sàng huy động khi có tình huống thiên tai; xây dựng kế hoạch, phương án huy động vật tư, phương tiện, trang thiết bị trong nhân dân và các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn; chủ động phương án đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, đặc biệt khi có bão mạnh, siêu bão, mưa lớn, ngập lụt khẩn cấp, thiên tai nghiêm trọng.
6. Tổ chức tập huấn, huấn luyện, diễn tập cho các lực lượng tham gia thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; tổ chức hiệp đồng chặt chẽ với các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn và lực lượng tăng cường để ứng phó với thiên tai; củng cố, kiện toàn Đội xung kích phòng, chống thiên tai cấp cơ sở để chủ động ứng phó với các tình huống thiên tai ngay từ giờ đầu
7. Tập trung chỉ đạo, chỉ huy, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai có thể xảy ra; xác định công tác phòng, chống thiên tai là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là trách nhiệm của người đứng đầu và của toàn dân, toàn xã hội; công tác chỉ đạo, chỉ huy phải từ sớm, từ xa, quyết liệt, quyết đoán, có trọng tâm, trọng điểm và sát thực tế; thực hiện xử lý kịp thời các tình huống, sự cố do thiên tai gây ra theo phương châm “bốn tại chỗ”; phân công cụ thể, xác định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, tổ chức, mỗi vị trí xung yếu phải có cá nhân chịu trách nhiệm. Tổ chức lực lượng và thực hiện nghiêm túc việc tuần tra canh gác đê vào mùa lũ theo các cấp báo động; phát hiện kịp thời các sự cố công trình để xử lý ngay từ giờ đầu, đảm bảo an toàn cho công trình; tổ chức vận hành thử các trạm bơm tiêu, cống tiêu, cửa van, thiết bị xả lũ của các hồ chứa; bố trí đủ thiết bị dự phòng đảm bảo vận hành công trình trong mọi tình huống; khơi thông hệ thống kênh tiêu để chủ động tiêu úng, thoát lũ. Các đơn vị được giao quản lý cống dưới đê phải có quy chế, phân công trách nhiệm cụ thể, phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị quản lý và địa phương trong thực hiện phương án bảo vệ, xử lý các sự cố, chấp hành nghiêm ngặt quy trình đóng, mở cống trong mùa lũ; thực hiện nghiêm chế độ thường trực, trực ban và chế độ thông tin, báo cáo theo quy định. Ưu tiên bố trí nguồn lực để khắc phục hậu quả thiên tai, khôi phục sản xuất, xử lý dứt điểm các trọng điểm công trình đê điều, thủy lợi xung yếu; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, thủy lợi.
Huebt