Thứ ba, ngày 30/4/2024

Hải Dương: Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong việc tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền tổ chức

Thứ Tư 05/07/2023 20:56

Xem với cỡ chữ
Góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những phương thức quan trọng để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện nhiệm vụ tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị. Với cách làm sáng tạo, dân chủ, trách nhiệm, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, tăng cường sự tham gia góp ý của người dân vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, củng cố và nhân lên niềm tin của Nhân dân với cấp ủy đảng, chính quyền.

Sau khi Bộ Chính trị ban hành Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12/12/2013 về “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hải Dương đã chỉ đạo ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, cụ thể hóa, triển khai thực hiện trong toàn Đảng bộ tỉnh như: Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 25/2/2014 về việc lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền"; Quyết định 1362-QĐ/TU, ngày 15/1/2015 ban hành Quy định về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân; Quyết định số 1363- QĐ/TU, ngày 15/1/2015 về việc ban hành Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh (Quy chế số 08-QC/TU, ngày 3/1/2018, nay là Quy chế số 03-QC/TU, ngày 18/2/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy). Trên cơ sở đó, các cấp ủy đảng, chính quyền trong tỉnh đã ban hành nhiều chương trình, kế hoạch chỉ đạo triển khai, thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở đã xác định công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền là một trong những nhiệm vụ trọng tâm; chủ động lựa chọn nội dung, đối tượng góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn với các nhiệm vụ chính trị của tỉnh, của các địa phương, đơn vị và những vấn đề được đông đảo nhân dân quan tâm.

Ông Trần Đức Thắng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương trao đổi với các doanh nhân tại Hội nghị

Trong 10 năm, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã chủ động, tích cực tổ chức hàng trăm nghìn đợt tham gia góp ý thường xuyên, định kỳ, đột xuất với nhiều nội dung, hình thức phong phú. Trong đó, tập trung góp ý việc thực hiện các quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, thực thi công vụ của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức; góp ý vào các văn bản dự thảo và việc thể chế hóa, thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, quy chế, quy định, kết luận của Đảng, chính sách pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp ủy, cơ quan Đảng, tổ chức Đảng, cơ quan Nhà nước.  

Về góp ý xây dựng tổ chức đảng, đảng viên : 10 năm qua , Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã góp ý định kỳ đối với tổ chức, cơ quan 12.427 cuộc; góp ý thường xuyên 9.496 cuộc; góp ý đột xuất 2.061 cuộc ; góp ý định kỳ đối với cá nhân 12.279  cuộc; góp ý thường xuyên 5.173 cuộc; góp ý đột xuất 2.061 cuộc.

Tiêu biểu là, trong nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tích cực tham gia đóng góp trên 45.000 lượt ý kiến vào dự thảo của các cấp ủy Đảng trình Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, lần thứ XIII của Đảng; góp ý thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; các dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị, nghị quyết của Đảng có liên quan đến quyền lợi và nghĩa của của người dân thông qua các hình thức như: tổ chức hội nghị, góp ý bằng văn bản, góp ý thông qua đại biểu, cử tri, hòm thư góp ý.

Đồng chí Nguyễn Đức Tuấn, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh phát biểu tại hội nghị

Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 và 2021- 2026, Ủy ban MTTQ các cấp phối hợp tổ chức trên 18.000 hội nghị với 151.363 lượt ý kiến trong quá trình chuẩn bị nhân sự ứng cử của đại biểu Quốc hội và Đại biểu HĐND các cấp. T ổ chức hàng trăm nghìn hội nghị tham gia ý kiến góp ý vào các dự thảo luật, trong đó có những dự án luật quan trọng như: dự thảo Hiến pháp năm 1992, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi), dự thảo Bộ Luật dân sự (sửa đổi), dự thảo Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi), dự thảo Luật hôn nhân và gia đình (sửa đổi năm 2023), Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)... Đồng thời tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; vận động nhân dân phát huy quyền làm chủ, tích cực, chủ động phản ánh, góp ý kiến tham gia xây dựng Đảng, chính quyền; giúp cấp ủy, chính quyền nắm chắc tình hình, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

 

Đồng chí Phạm Thị Thanh Tâm, Chủ tịch HND tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Cùng với góp ý xây dựng Đảng, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội các cấp trong tỉnh tổ chức góp ý với cơ quan, tổ chức chính quyền về các nội dung như: góp ý việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; tham gia góp ý vào các dự án luật, pháp lệnh, các đề án, dự án quan trọng như: Luật Đất đai (sửa đổi); Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi); Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; Luật Thanh tra (sửa đổi); Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi); công tác lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế- xã hội, xây dựng nông thôn mới; thực hiện cải cách hành chính; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Tổ chức góp ý với cá nhân về việc thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện nghĩa vụ công dân; về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và trách nhiệm nêu gương, trách nhiệm thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là người đứng đầu chính quyền các cấp và tổ chức lấy ý kiến nhận xét của nhân dân nơi cư trú đối với cán bộ, đảng viên trước khi thực hiện quy hoạch cán bộ theo quy định được duy trì và thực hiện nghiêm. Trong 10 năm, Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp đã góp ý định kỳ đối với tổ chức, cơ quan chính quyền 12.427 cuộc; góp ý thường xuyên 9.496 cuộc; góp ý đột xuất 2.061 cuộc ; với cá nhân 12.279  cuộc; góp ý thường xuyên 5.173 cuộc; góp ý đột xuất 2.061 cuộc.

Cùng với đó, các cấp ủy, tổ chức đảng trong tỉnh đã đảm bảo thực hiện việc cung cấp thông tin cho MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân; xác định việc tiếp thu ý kiến góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân là trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và mỗi công chức, viên chức; là một trong những giải pháp căn bản để xây dựng chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tận tụy phục vụ nhân dân. HĐND, UBND các cấp đã ký kết, thực hiện tốt quy chế phối hợp công tác với MTTQ, các tổ chức chính trị -xã hội cùng cấp, phát huy vai trò của MTTQ, các tổ chức chính trị -xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền.

Đồng chí Nguyễn Đình Xiển, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQ tỉnh phát biểu tại hội nghị (Ảnh: Báo Hải Dương)

C hính quyền các cấp đã chỉ đạo các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc phạm vi quản lý theo phân cấp tổ chức thực hiện đầy đủ các nội dung công khai để người dân biết, những nội dung tham gia góp ý để cấp có thẩm quyền quyết định; những nội dung người dân bàn và quyết định trực tiếp theo quy định. Đồng thời thực hiện công khai, đầy đủ, rõ ràng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của HĐND; dự án phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm; phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư khi triển khai dự án đầu tư... và nhất là dự thảo các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội có liên quan đến quyền lợi của đoàn viên, hội viên và nhân dân để MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội  thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội theo quy định.

Đồng thời tiếp tục phát huy trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu trong việc tiếp công dân, đối thoại với nhân dân, giải quyết, xử lý những phản ánh, kiến nghị của công dân. Riêng cá nhân đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và bí thư cấp ủy các cấp đã thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân, giải quyết các kiến nghị, phản ánh của dân. Bí thư các cấp ủy đã cụ thể hóa và thực hiện nghiêm chế độ tiếp xúc, đối thoại với công dân theo quy định; sau đối thoại đều có thông báo đến các cơ quan, tổ chức và nhân dân biết. Trong 10 năm , các cấp ủy, tổ chức đảng đã tổ chức được 1.818 hội nghị tiếp xúc đối thoại ; chính quyền các cấp đã tổ chức được 2.191 cuộc tiếp xúc đối thoại của người đứng đầu chính quyền với nhân dân. Qua tiếp xúc đối thoại và các cuộc tham gia góp ý của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội đã tiếp nhận 128.493 ý kiến; số ý kiến được tiếp thu là 126.565 ý kiến (chiếm 98, 5 %) , số ý kiến không tiếp thu là 1. 928 (0,1 5%).

Đặc biệt là công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND trước, trong và sau các kỳ họp thường kỳ được thực hiện dân chủ, bình đẳng, công khai, thẳng thắn giữa cử tri và các đại biểu . Ủy ban MTTQ đã phối hợp tổ chức được 158 điểm tiếp xúc tại các địa phương với đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV; có 20.634 lượt cử tri tham dự và đóng góp 1.417 lượt ý kiến, kiến nghị. Những ý kiến góp ý của cử tri do MTTQ tổng hợp và các ý kiến góp ý của các tổ chức chính trị - xã hội đã phản ánh toàn diện đến cấp ủy, chính quyền; giúp cấp ủy, chính quyền không ngừng nâng cao chất lượng công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành hướng tới sự hài lòng của nhân dân, tạo niềm tin, sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong tỉnh đã tích cực, chủ động tham gia góp ý xây dựng Đảng, chính quyền, góp phần làm cho các chủ trương, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng và quyền lợi hợp pháp, chính đáng của nhân dân, phát huy vai trò là cầu nối trong công tác thông tin hai chiều giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân; tích cực nắm bắt tình hình, tham mưu xử lý giải quyết các vấn đề bức xúc nổi cộm, phức tạp ngay từ cơ sở.

Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả Quyết định 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị trong thời gian tới, tỉnh Hải Dương xác định cần thực hiện tốt một số nhiệm vụ và giải pháp sau:

Một ,   tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt, thực hiện nghiêm túc nội dung Quyết định   218-QĐ/TW  và các quy định của Đảng, Nhà nước về góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII), Kết luận số 01-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII và chuyên đề toàn khoá về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc”, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền hàng năm nhằm nâng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước trong việc phối hợp giám sát và chịu sự giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân.

Hai là,   t ăng cường sự lãnh đạo   của cấp ủy đ ảng đối với hoạt động của Mặt trận T ổ quốc, các tổ chức  chính trị - xã hội , thực hiện tốt vai trò vừa là thành viên, vừa là tổ chức lãnh đạo Mặt trận. Tăng cường chỉ đạo thực hiện tốt quy chế phối hợp, thống nhất hành động giữa Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội với chính quyền, các cơ quan, ban ngành nhằm tạo nên sức mạnh của cả hệ thống chính trị-xã hội trong thực hiện nhiệm vụ chung. Chú trọng việc lựa chọn nội dung góp ý thiết thực, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của đoàn viên, hội viên và nhân dân. Quan tâm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân, thực hiện thường xuyên, đột xuất, định kỳ việc phản ánh, góp ý kiến với cấp ủy, chính quyền các cấp.

Thường xuyên chỉ đạo củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và cán bộ làm công tác Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác vận động quần chúng, trang bị kiến thức, kỹ năng về quy trình, phương pháp về công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội.

Ba là, cấp ủy, chính quyền tăng cường công tác tiếp xúc, đối thoại, nhất là đối thoại để kịp thời giải quyết những khó khăn, bức xúc trong nhân dân. Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện trách nhiệm giải quyết kiến nghị sau góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội theo thẩm quyền, đồng thời thông báo lại kết quả giải quyết. Thực hiện có hiệu quả nội dung Chương trình phối hợp giữa Ủy ban nhân dân và MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp.

Bốn là , tăng cường công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm. Biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt, tập thể xuất sắc trong tổ chức triển khai thực hiện công tác góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền việc thực hiện Quyết định sổ 218-QĐ/TW gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, cơ quan, đơn vị. Thường xuyên quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình, tham gia tích cực các cuộc vận động phong trào với việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Chú trọng công tác tham gia góp ý, xây dựng Đảng, chính quyền ngày càng đi vào thực chất, đạt hiệu quả cao hơn.

Năm là, MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân tiếp tục phát huy vai trò trong thực hiện Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), gắn với thực hiện  Luật Quy chế dân chủ ở cơ sở, triển khai thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua yêu nước, chú trọng bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Nguyễn Thị Quyên - Ban Dân vận Tỉnh uỷ

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: