Sáng ngày 14/3, Đoàn Giám sát của Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã về làm việc tại huyện Nam Sách về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập, chia tách các thôn, khu dân cư.
Sáng ngày 14/3, Đoàn Giám sát của Tỉnh ủy do đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã về làm việc tại huyện Nam Sách về công tác lãnh đạo, chỉ đạo và kết quả thực hiện chủ trương sắp xếp, sáp nhập, chia tách các thôn, khu dân cư.
Đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, UVBTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tại buổi làm việc
Tiếp và làm việc với Đoàn, ở huyện có các đồng chí: Bùi Văn Thăng, Bí thư Huyện ủy, Hồ Ngọc Lâm, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Lê Quang Thụ ,hủ tịch UBND huyện cùng lãnh đạo các ban, ngành liên quan, MTTQ và các đoàn thể huyện.
Thực hiện chỉ đạo của tỉnh về triển khai thực hiện Đề án sắp xếp, sáp nhập, chia tách thôn, khu dân cư trên địa bàn tỉnh Hải Dương, cuối tháng 11/2018, Ban Thường vụ Huyện ủy Nam Sách đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/HU về việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập, chia tách thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện với mục tiêu là: Sắp xếp lại các thôn, khu dân cư có quy mô dưới 200 hộ gia đình để thành lập thôn, khu dân cư mới có quy mô hộ gia đình đảm bảo theo quy định; đồng thời thực hiện chia tách 01 thôn có quy mô dân số quá lớn là thôn An Điền (xã Cộng Hòa) để thành lập các thôn mới. Ban Thường vụ Huyện ủy cũng thành lập Ban chỉ đạo huyện gồm 25 thành viên, do đồng chí Bí thư Huyện ủy làm Trưởng ban để chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện việc sáp nhập, chia tách các thôn, khu dân cư trên địa bàn huyện. UBND huyện đã triển khai kế hoạch thực hiện Đề án, đồng thời chỉ đạo 07 xã gồm An Lâm, Hợp Tiến, Phú Điền, An Sơn, Đồng Lạc, Nam Chính và Cộng Hòa tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về việc sắp xếp, sáp nhập, chia tách các thôn theo chỉ đạo của tỉnh. Trong quá trình thực hiện, cấp ủy, chính quyền các xã cùng các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tích cực vào cuộc để tuyên truyền, vận động, tạo sự đồng thuận của nhân dân về chủ trương sáp nhập các thôn.
Đến nay tất cả 22 thôn tổ chức lấy ý kiến của nhân dân về việc sáp nhập, chia tách (trong đó có 14 thôn dưới 200 hộ dân thuộc diện sáp nhập và 7 thôn có quy mô hơn 200 hộ dân song phải sáp nhập với các thôn liền kề dưới 200 hộ dân; 1 thôn chia tách), thì 100% các thôn đều có tỷ lệ cử tri đồng ý sáp nhập, chia tách thôn đạt trên 50% so với số hộ dân và số cử tri của thôn.
Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Bích, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh ghi nhận và đánh giá cao sự cố gắng và quyết tâm của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở đã kiên trì tuyên truyền vận động để nhân dân nhân hiểu rõ chủ trương của Đảng và Nhà nước về sắp xếp, sáp nhập, chia tách các thôn khu dân cư theo tinh thần Nghị quyết 18 của TW Đảng (khóa 12) về "Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh đề nghị Ban chỉ đạo huyện tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng và có hiệu quả hơn nữa về chủ trương cũng như những mặt tích cực khi thực hiện sáp nhập các thôn để nhân dân hiểu rõ và cùng tham gia xây dựng thôn mới sau khi được HĐND tỉnh thông qua. Bên cạnh đó, cần chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ thực hiện các bước theo quy trình để tổng hợp báo cáo với tỉnh theo đúng kế hoạch…