Thứ ba, ngày 21/1/2025

Phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” mùa Xuân Ất Tỵ và tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh

Thứ Sáu 17/01/2025 15:44

Xem với cỡ chữ
Để tổ chức phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” trên địa bàn tỉnh thiết thực, hiệu quả; đồng thời để tăng cường công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng trên địa bàn tỉnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ thiên tai; tại Văn bản số 280/UBND-VP ngày 17/01/2025, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ thực hiện một số nội dung.

Bác Hồ trồng cây đa tại Công viên Thống nhất mở đầu Tết trồng cây do Người phát động (11/1/1960).

(Ảnh: hochiminh.vn)

1. Về tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp Xuân Ất Tỵ trên địa bàn tỉnh

- Các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch để đồng loạt tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ trên địa bàn vào ngày 16 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức ngày 13 tháng 2 năm 2025); trong đó xác định rõ địa điểm trồng cây, danh mục các loài cây phù hợp với từng địa điểm trồng cây, chuẩn bị đủ số lượng chủng loại cây, nguồn cung cấp cây.
- Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị lựa chọn địa điểm, hình thức hưởng ứng phát động cho phù hợp để tạo ra phong trào trồng cây rộng khắp trên toàn tỉnh. Ưu tiên lựa chọn các loại cây trồng bản địa, thân gỗ, đa mục đích, đa giá trị, có tuổi thọ cao, khả năng sinh trưởng, phát triển tốt và phù điều kiện tự nhiên, cảnh quan từng khu vực, địa phương, đơn vị.
- Việc tổ chức triển khai “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ phải thiết thực, hiệu quả, không phô trương hình thức; tiếp tục triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các cơ chế, chính sách trong lâm nghiệp, đồng thời tăng cường huy động xã hội hóa, tạo điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đoàn thể, trường học, lực lượng vũ trang và mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng tích cực, tham gia trồng cây, trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng.

2. Về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Các sở, ngành, đơn vị, địa phương tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư; Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Công điện số 43/CĐ-TTg ngày 01/5/2024 của Thủ tướng Chính phủ ; các văn bản chỉ đạo của các bộ, ngành Trung ương; Kế hoạch số 1335/KH-UBND ngày 12/4/2024 của UBND tỉnh triển khai thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 08/3/2024 của Chính phủ; Kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng, Quy định cấp dự báo cháy rừng, bảng tra cấp dự báo cháy rừng và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh đã ban hành, trong đó tập trung vào một số nội dung sau đây:

2.1. Ủy ban nhân dân: thành phố Chí Linh, thị xã Kinh Môn:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, thực hiện các quy định của pháp luật về lâm nghiệp, góp phần giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cấp xã có rừng tăng cường kiểm tra, quản lý chặt chẽ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn; nắm bắt, ngăn chặn, xử lý kịp thời ngay từ cơ sở tình trạng cháy rừng, chặt phá, khai thác và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật; giám sát chặt chẽ việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên; giải quyết dứt điểm các vụ tranh chấp đất rừng ở địa phương không được để kéo dài (nếu có). Kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợpvi phạm theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã, các chủ rừng chủ động rà soát, bổ sung phương án, kế hoạch phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024 - 2025, có phương án chi tiết huy động lực lượng tham gia chữa cháy để chủ động xử lý các tình huống cháy rừng có thể xảy ra, đặc biệt là các xã, phường có diện tích rừng gắn liền với các khu di tích lịch sử, luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng khi vào mùa Lễ hội.

- Chỉ đạo các lực lượng Công an, Quân đội, Kiểm lâm tăng cường phối hợp, chủ động trong nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy rừng. Đảm bảo lực lượng, vật tư, trang thiết bị và hậu cần, thường trực, sẵn sàng phối hợp lực lượng ứng phó, xử lý các tình huống cấp bách trong quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng theo phương châm “4 tại chỗ”, khống chế và dập tắt cháy rừng trong thời gian ngắn nhất, không để xảy ra cháy lớn; điều tra, xác định nguyên nhân và đối tượng gây ra cháy rừng để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

- Trong thời gian trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị có liên quan phải bố trí lực lượng thường trực 24/24h để sẵn sàng, kịp thời xử lý các tình huống cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái pháp luật...

2.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu UBND tỉnh quy định danh mục cụ thể các loại cây để trồng rừng, trồng cây phân tán trên địa bàn tỉnh (xong trước ngày 20/01/2025); thực hiện hiệu quả Quy hoạch Lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, hiện đại trong công tác quản lý, bảo vệ và phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Quản lý chặt chẽ giống cây trồng lâm nghiệp; chú trọng phát triển các loài cây trồng lâm nghiệp bản địa đa mục đích, cây gỗ lớn, cây có giá trị kinh tế cao; ưu tiên sử dụng cây giống mô, hom chất lượng cao; kết hợp trồng cây lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng để nâng cao giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng.

- Chỉ đạo lực lượng Kiểm lâm tham mưu cho chính quyền các cấp thực hiện nghiêm các quy định của Nhà n ước về quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn; thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng tự nhiên, các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; quản lý chặt chẽ việc xác định nguồn gốc lâm sản theo đúng quy định; kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, chủ rừng thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; tăng cường tuần tra, kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp chặt phá, lấn, chiếm, khai thác rừng trái phép, tự ý chuyển đổi loại rừng; thường xuyên theo dõi, thông tin kịp thời cấp dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng, nội quy sử dụng lửa trong rừng, ven rừng và tình hình cháy rừng trên hệ thống phátnthanh, truyền hình của địa phương để cấp ủ y, chính quyền cơ sở, chủ rừng, các Ban Quản lý di tích và nhân dân nắm được, chủ động trong công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.

2.3. Đài PTTH tỉnh, Báo Hải Dương và các cơ quan thông tấn, báo chí đóng trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền về bảo vệ rừng, phát triển rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng; phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng các phóng sự, tin bài về công tác bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng, các bản tin cảnh báo và dự báo nguy cơ cháy rừng để phát trên truyền hình, đăng trên báo và các trang thông tin của tỉnh.

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: