Ngày 22/01/2025, UBND tỉnh Hải Dương ban hành công văn số 356/UBND-VP về việc tăng cường phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025.
(Ảnh minh họa)
Để thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố nghiệm túc thực hiện biện pháp sau:
Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố nâng cao vai trò, trách nhiệm, chỉ đạo triển khai các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm trên địa bàn; chủ động xây dựng kế hoạch, phương án, bố trí kinh phí; huy động các ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai hiệu quả công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và công tác tiêm chủng, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và mùa lễ hội đầu năm 2025; Sở Y tế theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, viêm phổi nặng do vi rút, các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội và các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh dại, cúm gia cầm...; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và chủ động triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu, trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan và hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong; Đảm bảo tổ chức thực hiện tiêm chủng mở rộng đúng tiến độ và triển khai hiệu quả chiến dịch tiêm chủng phòng, chống dịch sởi để nhanh chóng kiểm soát tình hình. Chuẩn bị các phương án đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra và sẵn sàng triển khai các đội đáp ứng nhanh phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vắc xin trong thời gian Tết Nguyên đán và mùa lễ hội. Xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ, tổ chức lực lượng, phương tiện ứng trực 24/24 giờ để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán và thực hiện nghiêm công tác báo cáo bệnh, dịch bệnh truyền nhiễm theo đúng quy định; Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, đảm bảo cung cấp nước sạch, an toàn thực phẩm và tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, cán bộ, giáo viên về phòng, chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục, các trường học.; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tăng cường quản lý và phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, vật nuôi và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người; giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để; Sở Công thương tăng cường kiểm tra, ngăn chặn vận chuyển, kinh doanh gia cầm và các sản phẩm gia cầm bị bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc; Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường hoạt động truyền thông, tuyên truyền về phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tiêm chủng vắc xin, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lây truyền từ động vật sang người và các bệnh truyền nhiễm 3 thường xảy ra trong dịp Tết Nguyên đán, mùa lễ hội; cung cấp các khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe bằng các hình thức phù hợp, lưu ý đối với các các nhóm có nguy cơ cao dễ mắc bệnh như trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền với sức đề kháng yếu.