Thành lập Cụm liên kết Công an cấp xã giáp ranh trên địa bàn huyện Gia Lộc
Nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của phong trào thi đua "Dân vận khéo" nhằm huy động, tập hợp sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nhất là sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp nhân dân, các dân tộc trên địa bàn tỉnh thi đua lao động, công tác, học tập, sản xuất góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ, mục phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vững mạnh. Thời gian qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả.
Ngay từ đầu năm 2023, Ban Dân vận các cấp đã chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng, nhân rộng nhiều mô hình, điển hình "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực. Gắn việc thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng, tham gia có hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động phối hợp với Ban Dân vận cùng cấp triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn với thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Qua đó, nhận thức về phong trào "Dân vận khéo" trong hệ thống chính trị và nhân dân từng bước được chuyển biến rõ rệt và ngày càng xuất hiện nhiều gương điển hình "Dân vận khéo" tiêu biểu có sức lan tỏa, tác động sâu sắc đến đời sống nhân dân.
Theo thống kê từ Ban Dân vận Tỉnh ủy, trong năm 2023, toàn tỉnh có 831 mô hình "Dân vận khéo" được đăng ký. Trong đó, có 670 mô hình tập thể và 161 mô hình cá nhân được công nhận trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng đảng và hệ thống chính trị. Nhiều mô hình tốt, cách làm hay, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tiễn được triển khai, nhân rộng, tập hợp, vận động được đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, tạo sự đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân, góp phần quan trọng phát huy quyền làm chủ, sự chủ động, tích cực của nhân dân tham gia thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Mô hình của Hội Nông dân xã Hồng Phong, huyện Thanh Miện hướng dẫn người dân phân loại rác thải tại nguồn.
Điển hình về lĩnh vực kinh tế có mô hình "Rau quả tập trung, an toàn" tại huyện Gia Lộc; "Mạ khay cấy lúa" tại huyện Ninh Giang; "Vận động nhân dân chuyển từ cây ăn quả sang trồng Thanh Long ruột đỏ, cam canh" của thành phố Chí Linh; "Cánh đồng không tác thải" và "Cánh đồng mẫu lớn cho thu nhập cao" của Hội Nông dân các cấp. Về lĩnh vực văn hóa - xã hội có mô hình "Chung tay bảo vệ môi trường" của Ban Dân vận các cấp; "Chung tay xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu" của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội; "Nâng bước em đến trường" của lực lượng quân đội... Về lĩnh vực an ninh - quốc phòng có mô hình "Cụm liên kết công an xã giáp ranh tham gia bảo đảm an ninh trật tự" và "Tự quản, tự phòng ngừa, tự bảo vệ an ninh trật tự" của lực lượng công an; "Nhận đỡ đầu trẻ mồ côi" và "Ấm áp tình đồng đội, chung tay vun đắp những mầm xanh" của lực lượng quân đội... Lĩnh vực xây dựng Đảng và hệ thống chính trị có mô hình "Giáo dục truyền thống cách mạng của quê hương cho thế hệ trẻ" của Đoàn Thanh niên; "Công tác hòa giải ở cơ sở" của Hội Liên hiệp phụ nữ; "Dân vận khéo trong cải cách hành chính" của chính quyền các cấp...
Bên cạnh kết quả đạt được, phong trào thi đua "Dân vận khéo" còn tồn tại một số hạn chế như: Một số cấp uỷ, chính quyền chưa phát huy hết vai trò, chưa chủ động trong việc lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng mô hình. Việc duy trì, nhân rộng các mô hình, điển hình "Dân vận khéo" ở các đơn vị, địa phương chưa đồng đều, thường xuyên. Một số mô hình còn mang tính hình thức, chưa đáp ứng được tâm tư, nguyện vọng, chính đáng của nhân dân nên thiếu sức lan tỏa và khó nhân ra diện rộng. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong việc tuyên truyền chưa chặt chẽ, chưa có sức hấp dẫn đối với nhiều đối tượng trong xã hội. Công tác theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện phong trào thi đua, xây dựng các mô hình, điển hình chưa được thường xuyên...
Để nâng cao hiệu quả của phong trào thi đua "Dân vận khéo" cần tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị trong triển khai thực hiện phong trào thi đua "Dân vận khéo", gắn với thực hiện có hiệu quả chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025 và các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai sâu rộng, thiết thực, hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo" gắn học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên và trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị. Tăng cường xây dựng, duy trì và nhân rộng các mô hình "Dân vận khéo" có hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực, huy động cả hệ thống chính trị, cán bộ, đảng viên và Nhân dân làm công tác dân vận...