I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ
Ảnh: Trụ sở Huyện ủy Nam Sách
Nam Sách là địa phương giàu truyền thống yêu nước, ngay từ những năm 1936, 1937, trên địa bàn huyện Nam Sách đã có nhiều cơ sở cách mạng được hình thành như ở Linh Khê, Tống Xá (xã Thanh Quang), ở các thôn Đầu, Tè, Bến (xã Hợp Tiến), ở Đồn Bối (xã Nam Hồng ), ... Đến đầu năm 1940 phong trào cách mạng của huyện càng phát triển mạnh mẽ và lan rộng ra nhiều xã trong huyện.
Trước sự lớn mạnh của phong trào cách mạng đòi hỏi phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất trong toàn huyện. Ngày 20 tháng 7 năm 1940, tại nhà ông Nguyễn Văn Dĩu, ở thôn Đầu - Tạ Xá (nay là xã Hợp Tiến), Ban Phủ uỷ lâm thời huyện Nam Sách được thành lập gồm 3 đồng chí: Lê Bích Sam, Bùi Quang Tuỵ và Lê Thị Quỳnh; trong đó đồng chí Lê Bích Sam được chỉ định làm Bí thư.
Sau khi thành lập, Phủ ủy Nam Sách đã lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển rộng khắp ở các xã trong huyện. Nhiều cơ sở cách mạng được củng cố, xây dựng. Hàng trăm hội "Phản đế" được thành lập cùng hàng nghìn quần chúng được tuyên truyền, giác ngộ. Nắm bắt kịp thời chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam và sự chỉ đạo của Tỉnh ủy Lâm thời Hải Dương, Phủ uỷ Nam Sách đã lãnh đạo nhân dân toàn huyện đứng lên đập tan xích xiềng nô lệ của chế độ thực dân, phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng, góp phần làm nên thắng lợi của Cách Tháng Tám năm 1945.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ Nam Sách đã lãnh đạo nhân dân trong huyện bước vào cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện chống thực dân Pháp xâm lược với tinh thần " quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ". Quân và dân Nam Sách đã kiên trì bám đất, bám làng, tổ chức đánh địch hàng trăm trận lớn nhỏ, tiêu diệt, bắt sống hàng nghìn tên địch, thu nhiều vũ khí các loại của địch, cùng với quân và dân Hải Dương làm nên “ Tiếng sấm đường 5” anh hùng.
Hòa bình lập lại, Đảng bộ Nam Sách đã tập trung lãnh đạo nhân dân trong huyện cùng với nhân dân Miền Bắc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng Miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Từ năm 1965 đến năm 1975, bước vào thời kỳ vừa sản xuất vừa chiến đấu, với khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân - quân không thiếu một người” , nhân dân Nam Sách đã động viên con em mình hăng hái lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, đóng góp cho tiền tuyến hàng nghìn tấn lương thực, thực phẩm; đồng thời kiên cường chống trả chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ. Những đóng góp của quân và dân Nam Sách đã góp phần cùng cả nước đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược và chiến tranh bảo vệ biên giới Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Nam Sách đã động viên hàng vạn người con ưu tú tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu. Toàn huyện có hơn 2.800 liệt sỹ, hơn 2.400 thương, bệnh binh; 291 bà mẹ được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng”, cùng hàng nghìn gia đình có công với nước.
Với những đóng góp to lớn và những thành tích đạt được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng bộ và nhân dân Nam Sách được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý; huyện Nam Sách cùng 5 xã và 09 cá nhân vinh dự được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân”. Đặc biệt Nam Sách đã 2 lần vinh dự được đón Bác Hồ về thăm; nhiều lần được đón các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước và quân đội về thăm, động viên phong trào.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, trong hơn 80 năm qua, Nam Sách từ một huyện nghèo, lạc hậu, đã từng bước phát triển và đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước; dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Đảng bộ, nhân dân Nam Sách đã phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, đoàn kết, nhất trí, không ngừng đổi mới; lãnh đạo nhân dân trong huyện vượt qua khó khăn, gian khổ , giành được nhiều thành tựu quan trọng, tạo nên những chuyển biến tích cực và sâu sắc. Kinh tế từng bước vượt qua khó khăn, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm đạt 9 - 11%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực; nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ.
Chương trình xây dựng Nông thôn mới được sự quan tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tạo được sự đồng thuận hưởng ứng mạnh mẽ của nhân dân. Ngày 3/6/2020, Thử tướng Chính phủ đã ký quyết định công nhận huyện Nam Sách đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019. Đến hết năm 2021, huyện có 06 xã được công nhận xã Nông thôn mới nâng cao, gồm Nam Hồng, Nam Tân, Hồng Phong, Phú Điền, Thái Tân và An Lâm.
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo được quan tâm chú trọng. Đến nay, 100% trường đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ phòng học kiên cố cao tầng đạt 99,8%. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được thực hiện tốt, trong đó, huyện triển khai thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Phong trào "Toàn dân xây dựng đời sống văn hoá" , xây dựng làng, khu dân cư văn hoá, gia đình văn hoá, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hoá được quan tâm chỉ đạo. Năm 2021, toàn huyện có 90% gia đình văn hoá, 100% làng, khu dân cư văn hoá, 96% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hoá. Duy trì thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang đảm bảo quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo, chỉ đạo điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo mới. Đến hết năm 2021, toàn huyện có 912 hộ nghèo, chiếm 2,18% , 651 hộ cận nghèo, chiếm 1,55%.
Công tác quốc phòng, an ninh được củng cố và tăng cường. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở ngày càng được quan tâm chỉ đạo.
II. CÁC BAN XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ HUYỆN
1. Ban Tổ chức Huyện ủy
2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy
3. Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ
4. Ban Dân vận Huyện ủy
5. Văn phòng Huyện ủy
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện
7. Liên đoàn Lao động huyện
8. Huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
9. Hội Nông dân huyện
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
11. Hội Cựu chiến binh huyện
12. Trung tâm Chính trị huyện
III. TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN
Đến nay, Đảng bộ huyện Nam Sách đã trải qua 28 kỳ đại hội. Đến tháng 01 năm 2022, Đảng bộ huyện có 45 tổ chức cơ sở Đảng (gồm 29 Đảng bộ và 16 Chi bộ cơ sở) ; trong đó: 18 đảng bộ xã, 01 Đảng bộ thị trấn; 10 Đảng bộ cơ sở loại hình khác (02 cơ quan hành chính, 02 lực lượng vũ trang, 01 Trung tâm Y tế, 03 trường học, 01 doanh nghiệp nhà nước, 01 doanh nghiệp tư nhân); 16 Chi bộ cơ sở (06 Chi bộ cơ quan hành chính, 05 Chi bộ doanh nghiệp nhà nước, 01 Chi bộ nhà trường, 04 Chi bộ doanh nghiệp tư nhân). Đảng bộ huyện có 6955 đảng viên.
IV. DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÓA XXVIII, NHIỆM KỲ 2020-2025
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ, đơn vị công tác
|
1
|
Dương Văn Xuyên
|
TUV, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện
|
2
|
Lê Quang Thụ
|
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy
|
3
|
Hồ Ngọc Lâm
|
Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện
|
4
|
Vương Xuân Thuỷ
|
Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch UBND huyện
|
5
|
Phùng Văn Diện
|
Ủy viên BTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện
|
6
|
Nguyễn Tiến Hoan
|
UV BTV, Trưởng BTG Huyện ủy, GĐ Trung tâm chính trị
|
7
|
Vương Phúc Thành
|
UV BTV, Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy, Trưởng phòng Nội vụ
|
8
|
Đồng Xuân Sơn
|
Ủy viên BTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy
|
9
|
Nguyễn Đình Dũng
|
Ủy viên BTV, Trưởng BDV Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện
|
10
|
Nguyễn Mạnh Hiện
|
Ủy viên BTV, Trưởng Công an huyện
|
11
|
Lê Đắc Thắng
|
Ủy viên BTV, Chỉ huy trưởng Ban CHQS
|
12
|
Vũ Quang Hoàng
|
Phó Chủ tịch UBND huyện
|
13
|
Vũ Xuân Độ
|
Chánh Văn phòng Huyện ủy
|
14
|
Mạc Văn Thi
|
Phó Trưởng Ban TT Tuyên giáo HU
|
15
|
Nguyễn Tiến Khắc
|
Phó Chủ nhiệm TT UBKT Huyện ủy
|
16
|
Mạc Thanh Hưng
|
Phó Trưởng Ban TT Ban Tổ chức Huyện ủy
|
17
|
Nguyễn Thế Hoàn
|
Chủ tịch Hội Nông dân huyện
|
18
|
Nguyễn Công Đạt
|
Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện
|
19
|
Nguyễn Thị Vui
|
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ huyện
|
20
|
Phùng Thị Mai Anh
|
Bí thư Huyện đoàn
|
21
|
Nguyễn Trọng Phan
|
Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo
|
22
|
Trần Thị Thanh Huyền
|
Chánh Thanh tra huyện
|
23
|
Mạc Lê Phi
|
Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin
|
24
|
Nguyễn Văn Mạnh
|
Trưởng phòng Tài nguyên - Môi trường
|
25
|
Nguyễn Văn Thơm
|
Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng
|
26
|
Hoàng Đức Phương
|
Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch
|
27
|
Phạm Trung Dũng
|
Trưởng phòng LĐ - TBXH huyện
|
28
|
Mạc Văn Tuấn
|
Trưởng phòng Nông nghiệp
|
29
|
Nguyễn Văn Ngọc
|
Trưởng Đài phát thanh huyện
|
30
|
Lê Thị Lan Phương
|
Phó Trưởng phòng Nội vụ
|
31
|
Đặng Văn Duy
|
Bí thư Đảng ủy xã Cộng Hòa
|
32
|
Nguyễn Xuân Thảo
|
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Thanh Quang
|
33
|
Nguyễn Đăng Xuân
|
Chủ tịch UBND xã An Bình
|
34
|
Võ Hồng Nam
|
Bí thư Đảng ủy xã Đồng Lạc
|
35
|
Nguyễn Đức Ngọc
|
Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã An Sơn
|
36
|
Trần Đức Khanh
|
Bí thư Đảng uỷ xã Minh Tân
|
37
|
Nguyễn Văn Nhuấn
|
Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện
|
38
|
Trần Thị Thanh
|
Giám đốc Trung tâm Y tế huyện
|