Thứ sáu, ngày 26/4/2024
Không có dữ liệu

Giới thiệu Đảng bộ huyện Kim Thành

Thứ Năm 16/08/2018 23:10

Xem với cỡ chữ

I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ

Ảnh: Trụ sở Huyện ủy Kim Thành

Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, phong trào đấu tranh của nhân dân cả nước và của Hải Dương diễn ra sôi nổi, rộng khắp tại Kim Thành, trong phong trào dân chủ những năm 1936 - 1939 dấy lên mạnh mẽ với nhiều hình thức như đọc sách báo tiến bộ, bài trừ mê tín dị đoan, lập hội ái hữu, hội quốc ngữ ở một số thôn như: An Thái, Cổ Phục, Quê Phương, Thượng Đậu, Bằng Lai, Lai Khê... Cuối năm 1939, Xứ uỷ Bắc kỳ chủ trương thành lập các Liên Tỉnh uỷ A, B, C, đường dây giao liên của Liên tỉnh B hoạt động ngay trên đất Kim Thành, đã tác động mạnh mẽ tới phong trào cách mạng của nhân dân Kim Thành. Đầu năm 1942, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, cơ sở cách mạng của Kim Thành phát triển rộng khắp ở Lai Vu, Lai Khê, Tường Vu, Thượng Đậu, Quỳnh Khê, Bất Nạo, Bằng Lai, Phù Tải; đến tháng 3/1945, Kim Thành đã có 21/60 làng có cơ sở Việt Minh.

Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ và Uỷ ban quân sự cách mạng Đệ tứ chiến khu Đông Triều, Uỷ ban Việt Minh huyện Kim Thành đã thuyết phục tri huyện Nguyễn Bích Liên trao chính quyền cho cách mạng vào ngày 16/8/1945. Ngày 17/8/1945 Việt Minh Kim Thành tổ chức mít tinh mừng thắng lợi. Cuộc đấu tranh của nhân dân Kim Thành đã góp phần làm lên thắng lợi của cách mạng tháng Tám, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam, kỷ nguyên của nhân dân lao động làm chủ đất nước.

Ngay sau khi giành được chính quyền, Kim Thành cùng với các địa phương trong tỉnh và cả nước phải đối đầu với vô vàn khó khăn, thách thức, nạn đói, nạn mù chữ, lũ lụt kéo dài làm cho làng xóm xác xơ. Quân Tưởng hằng ngày hành quân trên đường 5, chúng tràn vào các làng cướp phá, nhũng nhiễu nhân dân; bọn Quốc dân đảng phản động ngang nhiên phát báo phản động Nam Việt nhằm tuyên truyền, xuyên tạc, lôi kéo những phần tử phản động quanh vùng phá hoại chính quyền cách mạng.

Trước yêu cầu cấp bách của cách mạng lúc này, Tỉnh uỷ đã cử cán bộ về chỉ đạo công tác Đảng và phong trào cách mạng của huyện. Trước mắt phải có một tổ chức Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống lại âm mưu của kẻ thù xâm lược và củng cố chính quyền tại Kim Thành.

Ngày 20/9/1945, tại nhà ông Nho Kì (xã Ngũ Phúc), đồng chí Trần Cung, Thường vụ Tỉnh uỷ phụ trách huyện đã tuyên bố thành lập Chi bộ đảng huyện Kim Thành. Chi bộ gồm 3 đồng chí là: Nguyễn Thế Dị (Ngũ Phúc), Nguyễn Huy Hoằng (Nguyễn Thành Chương-Cộng Hoà), Nguyễn Thượng Trình (Lê Ràm-Kim Anh). Đồng chí Nguyễn Thế Dị làm Bí thư Chi bộ.

Chi bộ đảng đầu tiên của Kim Thành ra đời đánh dấu mốc son phát triển về chất của cách mạng ở Kim Thành, thể hiện sự trưởng thành của phong trào cách mạng, đem lại không khí mới cho các đoàn thể, mặt trận đoàn kết toàn dân trong huyện. Chi bộ đảng ra đời đã tạo nên sự thống nhất về hành động của phong trào cách mạng trong huyện, cùng hướng tới mục tiêu chung của dân tộc là độc lập và chủ nghĩa xã hội, là cơ sở đảm bảo cho sự tập hợp lực lượng và sự đoàn kết, thống nhất của toàn thể nhân dân trong huyện cùng với nhân dân cả nước tiến hành cuộc cách mạng vĩ đại giành những thắng lợi to lớn sau này.

Ngay sau khi Chi bộ đảng ra đời, đã có nhiều cán bộ Việt minh viết đơn xin vào đảng, sau một năm hoạt động Chi bộ đã lớn mạnh và ngày 7/11/1946 đã tuyên bố thành lập Đảng bộ huyện Kim Thành. Hưởng ứng "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng bộ huyện đã lãnh đạo nhân dân Kim Thành đoàn kết cùng với nhân dân cả nước đứng lên kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Với đặc điểm là huyện nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch nối cảng Hải Phòng với thủ đô Hà Nội, do đó Kim Thành là tâm điểm đánh phá của kẻ thù. Trước tình hình đó, Đảng bộ đã chỉ đạo đề ra phương châm tác chiến linh hoạt, phù hợp với tình hình, phát huy hiệu quả cao như: phương châm “phá đường giao thông” nhằm cản bước tiến của kẻ thù, đã làm lên “Tiếng sấm đường 5” lịch sử; kế hoạch “mở đất” với chiến thắng Trại Mía (Liên Hoà) đã làm nức lòng nhân dân trong huyện và trong vùng. Những chiến công của quân dân Kim Thành đã góp một phần vào chiến thắng Biện Biên Phủ, buộc Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ vào ngày 7/5/1954, chấm dứt sự thống trị của thực dân Pháp ở nước ta, mở đầu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới, giải phóng hoàn toàn miền Bắc, đưa miền Bắc tiến lên CNXH, làm hậu phương lớn vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân toàn huyện vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa tham gia kháng chiến; tích cực hưởng ứng các phong trào: "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", "Thanh niên ba sẵn sàng", "Phụ nữ ba đảm đang", "chắc tay súng, vững tay cày"..., vừa sản xuất, vừa chiến đấu, sẵn sàng chi viện sức người, sức của cho miền Nam tiền tuyến đánh giặc và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

Tổng kết 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, huyện Kim Thành có 2.717 người con ưu tú của quê hương đã anh dũng chiến đấu hy sinh, hàng nghìn người trở thành thương binh, bệnh binh. Toàn huyện có 312 Bà mẹ được phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng ; Đảng bộ, nhân dân và lực lượng vũ trang huyện Kim Thành cùng đảng bộ, nhân dân 4 xã Lai Vu, Đại Đức, Cộng Hoà, Kim Xuyên và 3 cá nhân vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân . Nhiều người đã trở thành Dũng sỹ diệt Mỹ, diệt xe tăng ; nhiều xã đạt danh hiệu Đơn vị quyết thắng , Chiến sỹ thi đua , được tặng thưởng nhiều huân, huy chương, huy hiệu Bác Hồ và bằng khen, giấy khen của các cấp, các ngành. Hai lần Bác Hồ gửi thư khen du kích Kim Thành. Đó là niềm vinh dự, tự hào của Đảng bộ, quân và dân huyện Kim Thành.

Sau năm 1975, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cùng với cả nước, Đảng bộ và nhân dân Kim Thành bước vào thời kỳ hàn gắn vết thương chiến tranh, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, ngày 24/02/1979 Ban Thường vụ Hội đồng Chính phủ ra Nghị định số 70/CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới một số huyện thuộc tỉnh Hải Dương, trong đó có việc hợp nhất huyện Kim Thành với huyện Kinh Môn thành huyện Kim Môn từ ngày 01/4/1979. Đảng bộ huyện Kim Môn đã lãnh đạo nhân dân trong huyện triển khai thực hiện có hiệu quả chủ trương của Đảng như Chỉ thị 100, khoán 10 trong nông nghiệp... phát động phong trào toàn dân làm nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, góp phần cùng cả nước bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ biên cương Tổ quốc.

Xuất phát từ tình hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, ngày 17/02/1997 Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định 11/CP về việc chia tách một số tỉnh, huyện trong cả nước. Ngày 01/4/1997, huyện Kim Thành và Đảng bộ huyện Kim Thành được tái lập. Trải qua hơn 70 năm, kể từ ngày thành lập, với 24 kỳ Đại hội, Đảng bộ Kim Thành đã không ngừng phát triển và lớn mạnh về mọi mặt. Từ chỗ chỉ có 3 đảng viên (Ngày thành lập chi bộ đảng đầu tiên 20/9/1945), đến nay toàn Đảng bộ huyện đã có trên 6.200 đảng viên, sinh hoạt tại 47 chi, đảng bộ trực thuộc Huyện ủy.

Phát huy truyền thống vẻ vang, Đảng bộ huyện Kim Thành đã lãnh đạo nhân dân trong huyện phát huy sức mạnh đại đoàn kết, triển khai thắng lợi sự nghiệp đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo thu được thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Kinh tế liên tục phát triển, tổng thu ngân sách tăng bình quân 14,65%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng nhanh. Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng của huyện Kim Thành tăng 18,5%; giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng 19,07%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 40,71 triệu đồng/năm. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tiếp tục được triển khai thực hiện có hiệu quả, hết năm 2017 toàn huyện có 11 xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Lĩnh vực văn hóa - xã hội trên địa bàn huyện có nhiều tiến bộ. Công tác quản lý văn hóa, dịch vụ văn hóa, bảo tồn di tích và lễ hội được quan tâm chỉ đạo. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết chế văn hóa thể thao được đầu tư, nâng cấp. Hết năm 2017, toàn huyện có 84 làng, khu dân cư văn hóa, đạt 94,38%; lĩnh vực giáo dục và đào tạo đạt kết quả tích cực; tỷ lệ kiên cố hóa trường học đạt 84,5%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia toàn huyện đạt 65,7%. Thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho nhân dân; hết năm 2017, tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đạt 83%, toàn huyện có 17/20 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2. Các chính sách an sinh, phúc lợi xã hội được quan tâm, tỷ lệ lao động qua đào tạo, bồi dưỡng nghề đạt 66,21%; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 4,99%. Chất lượng, hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp được nâng lên. Cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính có nhiều tiến bộ. Năm 2017, huyện Kim Thành đứng thứ 2 trong khối huyện, thị xã về chỉ số cải cách hành chính. Công tác tư pháp, thanh tra, tiếp dân và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân được chú trọng. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững; quốc phòng quân sự địa phương được củng cố và tăng cường.

Công tác xây dựng Đảng và công tác chính trị, tư tưởng có nhiều đổi mới. Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo tổ chức học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương và của tỉnh. Kịp thời ban hành nghị quyết, kết luận, thông báo để lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trên địa bàn. Triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, khoá XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Duy trì, tổ chức tốt hội nghị giao ban Bí thư chi bộ nông thôn, hội nghị báo cáo viên. Thực hiện nghiêm túc chế độ cấp ủy viên dự sinh hoạt với chi bộ nông thôn. Công tác tổ chức xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng và công tác dân vận có nhiều đổi mới, đạt được kết quả quan trọng. Công tác hiệp y, quy hoạch, kiện toàn, bố trí, đề bạt, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ diện cấp ủy các cấp quản lý thực hiện đúng quy trình và yêu cầu công tác. Tổ chức hiệu quả các hội nghị tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền với nhân dân. Công tác nội chính và phòng chống tham nhũng được quan tâm chỉ đạo. MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động. Thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước và các cuộc vận động do cấp trên phát động.

Phát huy truyền thống cách mạng và thành tựu đạt được trong hơn 70 năm xây dựng, phát triển, Đảng bộ huyện Kim Thành không ngừng củng cố, xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu để lãnh đạo nhân dân trong huyện thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIV đã đề ra, xây dựng quê hương Kim Thành ngày một giàu đẹp, văn minh.

II. CÁC BAN XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ HUYỆN

1. Ban Tổ chức Huyện ủy

2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy

3. Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ

4. Ban Dân vận Huyện ủy

5. Văn phòng Huyện ủy

6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện

7. Liên đoàn Lao động huyện

8. Huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

9. Hội Nông dân huyện

10. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

11. Hội Cựu chiến binh huyện

12. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện

III. TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN

- Số tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện: 47, trong đó có 21 đảng bộ xã, thị trấn.

- Tổng số đảng viên của Đảng bộ (tính đến 30/6/2018): 6.288 đảng viên.

IV. DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÓA XXIV, NHIỆM KỲ 2015-2020

STT

Họ và tên

Chức vụ, đơn vị công tác

1

 Nguyễn Hữu Tiến

 Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện

2

 Nguyễn Kim Diện

 Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy

3

 Vũ Đình Tĩnh

 Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện

4

 Nguyễn Danh Nhẫn

 UVBTV, Phó Chủ tịch HĐND huyện

5

 Nguyễn Văn Hán

 UVBTV, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện

6

 Nguyễn Hồng Cương

 UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy

7

 Trịnh Việt Dũng

 UVBTV, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy

8

 Mai Anh Tuấn

 UVBTV, Chỉ huy trưởng BCH quân sự huyện

9

 Nguyễn Thái Điệp

 UVBTV, Trưởng Công an huyện

10

 Phạm Viết Tuấn

 HUV, Phó Chủ tịch HĐND huyện

11

 Nguyễn Hữu Hưng

 HUV, Phó Chủ tịch UBND huyện

12

 Trần Văn Hưng

 HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy

13

 Nguyễn Văn Toán

 HUV, Chánh Văn phòng HĐND&UBND huyện

14

 Đào Quang Thuật

 HUV, Phó Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy

15

 Ngô Thị Thu

 HUV, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy

16

 Đoàn Văn Dương

 HUV, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện

17

 Nguyễn Tiến Hồi

 HUV, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện

18

 Bùi Quốc Trưởng

 HUV, Chủ tịch Hội Nông dân huyện

19

 Đồng Thị Nga

 HUV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện

20

 Nguyễn Văn Cung

 HUV, Bí thư huyện Đoàn

21

 Phí Văn Sơn

 HUV, Trưởng phòng Nội vụ

22

 Nguyễn Phúc Công

 HUV, Trưởng phòng Kinh Tế - Hạ tầng

23

 Lê Anh Dũng

 HUV, Trưởng phòng Tài Chính - Kế hoạch

24

 Nguyễn Văn Nghiệp

 HUV, Trưởng phòng Tài nguyên - MT

25

 Vũ Văn Hải

 HUV, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT

26

 Bùi Văn Khoát

 HUV, Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo

27

 Nguyễn Văn Quyền

 HUV, Trưởng phòng Lao động - TB - XH

28

 Nguyễn Quốc Cảnh

 HUV, Trưởng phòng Tư pháp

29

 Lương Tuyết Hạnh

 HUV, Trưởng phòng Y tế

30

 Nguyễn Trọng Hậu

 HUV, Trưởng Đài Phát thanh huyện

31

 Bùi Thế Hưng

 HUV, Chánh án Tòa án nhân dân huyện

32

 Nguyễn Thị Hiền

 HUV, Giám đốc Ngân hàng NN-PTNT huyện

33

 Nguyễn Văn Di

 HUV, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện

34

 Trần Văn Sơ

 HUV, Chủ tịch UBND xã Kim Xuyên

35

 Trần Văn Hiển

 HUV, Chủ tịch UBND xã Kim Anh

36

 Phạm Văn Thăng

 HUV, Chủ tịch UBND xã Đại Đức

 


CÁC BÀI VIẾT KHÁC: