I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH THÀNH LẬP, XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐẢNG BỘ
Ảnh: Trụ sở Huyện ủy Bình Giang
Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 03/02/1930, ánh sáng của Đảng đã tác động mạnh mẽ đến phong trào cách mạng của Bình Giang. Cuối năm 1932 đồng chí Nguyễn Lương Bằng (sau này là Phó Chủ tịch nước) đã vượt ngục Hỏa Lò về Ấp Dọn, xã Thái Dương để tìm cách tiếp tục hoạt động và bắt liên lạc với tổ chức. Được sự giúp đỡ, bảo vệ của nhân dân đồng chí đã tuyên truyền, viết báo " Công nông " giác ngộ lý tưởng cách mạng cho quần chúng đứng lên làm cách mạng.
Tháng 6-1940, Đảng bộ tỉnh Hải Dương được thành lập. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ và Tỉnh bộ Việt Minh, các đồng chí Xứ ủy và cán bộ Việt Minh đã về chỉ đạo phong trào cách mạng ở Bình Giang. Trong giai đoạn này, một số thanh niên ở các xã trong huyện đã được tuyên truyền, giáo dục và gia nhập tổ chức Việt Minh, tích cực hoạt động từ những ngày đầu cách mạng và chuẩn bị khởi nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Ban cán sự Việt Minh, nhân dân trong huyện một lòng một dạ đi theo cách mạng nhất tề đứng dậy khởi nghĩa dành chính quyền thắng lợi vào ngày 19/8/1945, góp phần cùng cả nước đập tan ách thống trị của thực dân phong kiến lập lên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên độc lập, tự do.
Ngày 25/10/1945 , tại gác xép nhà đồng chí Vũ Văn Vinh ở phố Sặt, chi bộ Đảng đầu tiên của huyện được thành lập gồm 6 đồng chí đảng viên, đó là các đồng chí: Vũ Thu, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Văn Thoại, Vũ Duy Kiên, Phạm Tiến, Vũ Văn Vinh do đồng chí Vũ Thu làm Bí thư. Ngay sau khi thành lập, chi bộ đã tập trung lãnh đạo chống đói, cứu đói cho nhân dân, củng cố chính quyền cách mạng ở thôn, xã, xây dựng phát triển các đoàn thể cách mạng trong mặt trận Việt Minh; phát triển và xây dựng tổ chức đảng trong các cơ quan huyện; phấn đấu cơ quan nào cũng có đảng viên, xã nào cũng có chi bộ; xây dựng đời sống mới và phát động phong trào “Bình dân học vụ”. Dưới sự lãnh đạo của chi bộ, khắp nơi đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất, thực hiện “tấc đất, tấc vàng”, “toàn dân xoá nạn mù chữ” để diệt “giặc đói, giặc dốt”. Hưởng ứng “tuần lễ vàng” do Chính phủ phát động để ủng hộ cách mạng, được Uỷ ban cách mạng lâm thời tỉnh Hải Dương biểu dương.
Đến tháng 8/1946, Chi bộ đảng Bình Giang đã có trên 20 đảng viên, được sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ Hải Dương, ngày 26/8/1946 Đại hội toàn thể đảng viên của huyện được tổ chức tại nhà đồng chí Vũ Như Phiên, thôn Phú Khê xã Thái Học. Tại Đại hội này, 5 đồng chí được bầu vào Ban Huyện uỷ (nay là Ban Chấp hành Đảng bộ huyện) gồm những đồng chí: Vũ Thu, Nguyễn Ngọc Sơn, Nguyễn Văn Hiệp, Vũ Như Oánh, Nguyễn Văn Thoại. Đồng chí Vũ Duy Quất (tức Vũ Thu) được bầu làm Bí thư. Đây là mốc son đánh dấu bước trưởng thành của Đảng bộ huyện nhà và khẳng định vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng với phong trào cách mạng huyện Bình Giang từ đó tạo điều kiện thuận lợi thành lập các tổ chức cơ sở đảng trong huyện.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”, Đảng bộ huyện đã tập trung lãnh đạo quân và dân Bình Giang đứng lên thực hiện đường lối kháng chiến, tổ chức và xây dựng lực lượng cùng cả nước đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược, đẩy mạnh tăng gia sản xuất, chăm lo đời sống nhân dân…Trong gần 8 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Bình Giang đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến đấu dũng cảm, kiên cường giành được những chiến thắng vẻ vang. Đánh thắng 803 trận, tiêu diệt và bắt sống 1.699 tên địch, làm bị thương 180 tên khác, vận động được 397 tên ra hàng, thu 127 khẩu súng và 2 tấn đạn dược, phá huỷ 58 xe quân sự của địch. Những chiến công và thành tích đó mãi là niềm tự hào của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà góp phần cùng với quân dân cả nước làm lên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.
Hoà bình lập lại ở miền Bắc, nhưng miền Nam vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai. Cả nước, đồng thời thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược “cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc”. Sau sự kiện Vịnh Bắc Bộ (05/8/1964), đế quốc Mỹ leo thang mở rộng cuộc chiến tranh đánh phá ra miền Bắc với dã tâm biến miền Bắc thành thời kỳ đồ đá. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương và Tỉnh uỷ, Huyện uỷ đã kịp thời chỉ đạo chuyển hướng chiến lược xây dựng kinh tế phù hợp với thời chiến, tăng cường xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, đẩy mạnh sản xuất, tích cực hưởng ứng và phát động nhiều phong trào thi đua: “tay búa tay súng”, “tay cày tay súng”, “ba sẵn sàng”, “ba đảm đang”, “dạy tốt học tốt”,… với tinh thần và ý chí quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược. Với tinh thần “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả vì miền Nam ruột thịt”, Đảng bộ và nhân dân huyện nhà đã làm hết sức mình “thóc không thiếu 1 cân, quân không thiếu 1 người”. Trong 10 năm (1955 - 1965), Bình Giang đã đóng góp 78.437 tấn lương thực, 2.953 tấn thịt lợn (được Trung ương đánh giá là đơn vị dẫn đầu của miền Bắc), trên 8.214 người tham gia quân đội, 1.241 thanh niên tham gia lực lượng thanh niên xung phong trên khắp các chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, 14/18 xã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công về công tác chi viện cho chiến trường.
Trong sự nghiệp đấu tranh bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, huyện Bình Giang đã có 2.230 người con anh dũng hy sinh, 1.383 thương binh, có hàng nghìn gia đình có chồng con tham gia kháng chiến. Toàn huyện có 222 bà mẹ được phong tặng Mẹ Việt Nam anh hùng. Tổng kết 2 cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Giang đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, tặng thưởng 44 Huân chương, 356 cờ thi đua và 787 bằng khen cho các tập thể; 10.090 người được tặng Huân huy chương, 1 đồng chí được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; 2 đồng chí được phong tặng Anh hùng lao động; 6 xã: Thái Học, Tráng Liệt, Cổ Bì, Long Xuyên, Hùng Thắng và Bình Xuyên vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Khi đất nước thống nhất, cả nước xây dựng chủ nghĩa xã hội, đặc biệt sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Bình Giang đã đạt được những thành tựu to lớn: kinh tế tiếp tục phát triển khá; giai đoạn 5 năm 2011 - 2015, tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,2%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 1997 tỷ trọng nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng; thương mại dịch vụ là 53,5% - 23,5% - 23%, đến năm 2015 tỷ trọng là 21% - 43,8% - 35,2%. Thu ngân sách vượt kế hoạch tỉnh giao bình quân 59,6%/năm. Kết cấu hạ tầng tiếp tục phát triển mạnh, nhất là giao thông thủy lợi, mạng lưới điện, thông tin liên lạc, trường học, công sở... Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố và đổi mới, các thành phần kinh tế phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân được nâng cao rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng/người/năm; Tỷ lệ hộ nghèo bình quân giảm trên 2%/năm, đến năm 2015 còn 3,2%. Sự nghiệp y tế, văn hóa, thông tin thể thao tiếp tục phát triển, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,28% năm 1997 xuống dưới 0,9% năm 2015. Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt được những kết quả tích cực. An ninh chính trị được đảm bảo, trật tự an toàn được giữ vững. Công tác xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể thu được nhiều kết quả.
Phát huy truyền thống vẻ vang và những thành tích đã đạt được, Đảng bộ và nhân dân huyện Bình Giang ra sức phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVII đã đề ra là “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế bền vững; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp, xây dựng, dịch vụ; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo; bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc, xây dựng con người phát triển toàn diện. Thực hiện tốt công tác quốc phòng, quân sự địa phương, đảm bảo An ninh trạt tự trên địa bàn. Xây dựng huyện Bình Giang phát triển bền vững, phấn đấu trở thành thị xã vào năm 2020” , quyết tâm xây dựng Bình Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh, xứng đáng với truyền thống quê hương văn hiến, anh hùng.
II. CÁC BAN XÂY DỰNG ĐẢNG, ĐOÀN THỂ TRỰC THUỘC ĐẢNG BỘ HUYỆN
1. Ban Tổ chức Huyện ủy
2. Ban Tuyên giáo Huyện ủy
3. Ủy ban Kiểm tra Huyện uỷ
4. Ban Dân vận Huyện ủy
5. Văn phòng Huyện ủy
6. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc huyện
7. Liên đoàn Lao động huyện
8. Huyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh
9. Hội Nông dân huyện
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
11. Hội Cựu chiến binh huyện
12. Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
III. TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG, ĐẢNG VIÊN
- Số tổ chức cơ sở đảng trực thuộc Đảng bộ huyện: 44, trong đó có 18 đảng bộ xã, thị trấn.
- Tổng số đảng viên của Đảng bộ (tính đến 30/6/2018): 6.523 đảng viên.
IV. DANH SÁCH BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ HUYỆN KHÓA XXVII, NHIỆM KỲ 2015-2020
STT
|
Họ và tên
|
Chức vụ, đơn vị công tác
|
1
|
Nguyễn Trọng Tuệ
|
Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy
|
2
|
Nguyễn Hữu Nam
|
Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện
|
3
|
Nguyễn Trung Kiên
|
Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện
|
4
|
Nguyễn Phương Vụ
|
UVBTV, Phó chủ tịch HĐND huyện
|
5
|
Vũ Quang Đáng
|
UVBTV, Phó chủ tịch UBND huyện
|
6
|
Nguyễn Ngọc Tuấn
|
UVBTV, Phó chủ tịch UBND huyện
|
7
|
Hoàng Văn Thanh
|
UVBTV, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy
|
8
|
Lê Vũ Dương
|
UVBTV, Chủ nhiệm UBKT Huyện ủy
|
9
|
Vũ Hữu Tuấn
|
UVBTV, Trưởng ban Tuyên giáo; Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
|
10
|
Vũ Hồng Quang
|
UVBTV, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện
|
11
|
Nguyễn Hoàng Long
|
UVBTV, Trưởng Công an huyện
|
12
|
Nhữ Hồng Chuyên
|
HUV, Phó Chủ tịch HĐND huyện
|
13
|
Đào Thị Hương
|
HUV, Trưởng ban Dân vận Huyện ủy
|
14
|
Vũ Đăng Chương
|
HUV, Chánh Văn phòng Huyện ủy
|
‘15
|
Vũ Đình Lập
|
HUV, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Huyện ủy
|
16
|
Vũ Kim Sơn
|
HUV, Phó Chủ nhiệm Thường trực UBKT Huyện ủy
|
17
|
Lê Văn Cương
|
HUV, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Huyện ủy
|
18
|
Lê Xuân Hoàn
|
HUV, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ huyện
|
19
|
Nguyễn Thị Hải
|
HUV, Chủ tịch Liên đoàn Lao động huyện
|
20
|
Lã Thị Nhung
|
HUV, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện
|
21
|
Vũ Thị Sang
|
HUV, Bí thư Huyện đoàn
|
22
|
Hà Thị Thủy
|
HUV, Trưởng phòng Nội vụ
|
23
|
Đào Đức Vỹ
|
HUV, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng
|
24
|
Nguyễn Văn Sơn
|
HUV, Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch
|
25
|
Phạm Văn Nam
|
HUV, Trưởng phòng Tài nguyên-Môi trường
|
26
|
Trần Văn Chuyên
|
HUV, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT
|
27
|
Trần Minh Thái
|
HUV, Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo
|
28
|
Vũ Viết Lập
|
HUV, Trưởng phòng Văn hóa
|
29
|
Phạm Thị Thu Hiền
|
HUV, Chánh Thanh tra huyện
|
30
|
Nguyễn Vũ Quang
|
HUV, Viện trưởng Viện KSND huyện
|
31
|
Nguyễn Xuân Trường
|
HUV, Phó Chánh án Tòa án ND huyện
|
32
|
Lê Xuân Khải
|
HUV, Chi cục trưởng Chi cục Thuế
|
33
|
Nguyễn Thị Minh Lý
|
HUV, Chi cục trưởng Chi cục Thống kê
|
34
|
Lê Văn Cam
|
HUV, Phó Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện
|
35
|
Bùi Văn Quý
|
HUV, Bí thư Đảng ủy thị trấn Kẻ Sặt
|
36
|
Nguyễn Xuân Phúc
|
HUV, Bí thư Đảng ủy xã Thái Dương
|
37
|
Đỗ Văn Dần
|
HUV, Bí thư Đảng ủy xã Thái Hòa
|
38
|
Nguyễn Mạnh Thường
|
HUV, Bí thư Đảng ủy xã Cổ Bì
|
39
|
Vũ Xuân Hiển
|
HUV, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Tuy
|
40
|
Vũ Huy Cường
|
HUV, Bí thư Đảng uỷ xã Tân Hồng
|
41
|
Phạm Ngọc Sử
|
HUV, Bí thư Đảng uỷ xã Hưng Thịnh
|