Thứ tư, ngày 22/1/2025

Hải Dương tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Thứ Bảy 18/01/2025 14:45

Xem với cỡ chữ
Ngày 17/01/2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã có Công văn số 275 /UBND - VP về việc Về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025.

(Ảnh minh họa)

Để tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội Xuân năm 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Sở Nội vụ, các sở, ngành, đơn vị liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai, thực hiện một số nội dung sau:

Sở Nội vụ chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện các nội dung nhiệm vụ trọng tâm của ngành quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025, góp phần ổn định tình hình tín ngưỡng, tôn giáo; không để xảy ra bị động, bất ngờ.  Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; hướng dẫn các tổ chức tôn giáo trực thuộc, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo thực hiện tốt các quy định của pháp luật, tổ chức các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm an ninh trật tự, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn minh, truyền thống văn hóa của dân tộc và phong tục, tập quán tốt đẹp của từng địa phương, vùng miền; bảo đảm an toàn phòng chống cháy, nổ tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, nhất là tại các cơ sở thờ tự; không để xảy ra các hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi về tâm linh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo; không để các đối tượng lợi dụng, tuyên truyền, kích động tụ tập đông người, gây phức tạp về an ninh trật tự.

 Chỉ đạo tăng cường công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc tiêu biểu và người có uy tín trong các tôn giáo trên địa bàn nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025; chủ động tiếp xúc, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, phản ánh, kiến nghị của tổ chức, cá nhân tôn giáo để có biện pháp giải quyết, không để phát sinh phức tạp về tín ngưỡng, tôn giáo tại địa phương. Chủ động vận động, phát huy nguồn lực của các tôn giáo trong việc phối hợp với các cấp chính quyền tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho Nhân dân, nhất là người có công với cách mạng, gia đình chính sách, người có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng do thiên tai, dịch bệnh, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, người lao động, người bị mất việc làm… bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết. 4. Tăng cường tuyên truyền, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện nghiêm các quy định về văn hóa công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, phòng chống tham nhũng; tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 11/12/2024 của Ban Bí thư; Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 18/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, không tổ chức du xuân, liên hoan, chúc Tết làm ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm việc; tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính; không sử dụng ngân sách nhà nước, phương tiện, tài sản công trái quy định cho hoạt động lễ hội, vui chơi…, không tham gia các hoạt động mê tín dị đoan. Lãnh đạo các sở, ngành, địa phương không tham dự lễ hội nếu không được cấp có thẩm quyền phân công.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: