Thứ tư, ngày 22/1/2025

Giải pháp đảm bảo cung ứng điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân giờ cao điểm năm 2025 .

Chủ Nhật 12/01/2025 20:12

Xem với cỡ chữ
Ngày 3/1/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 01/CT-TTg về việc chủ động giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân trong thời gian cao điểm năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

(Ảnh minh họa)

Bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, cung ứng đủ điện là một trong những yếu tố nền tảng đảm bảo tăng tốc bứt phá của nền kinh tế và quyết định sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước thời gian tới; Chính phủ, Thường trực Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều văn bản  chỉ đạo quyết liệt bảo đảm cung ứng đủ điện cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân; Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn để thúc đẩy triển khai các dự án nguồn điện, lưới truyền tải điện.  Để chủ động các giải pháp từ sớm, từ xa, bảo đảm tuyệt đối không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chủ tịch và Tổng giám đốc các Tập đoàn: Điện lực Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc: Tập trung thực hiện nhiệm vụ cung ứng đủ điện phục vụ phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2025 - 2030, bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên chuyển đổi số, phát triển công nghệ cao - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc với yêu cầu là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đó, phát huy tinh thần trách nhiệm cao nhất, huy động cả hệ thống chính trị, tập trung mọi nguồn lực để thúc đẩy và khẩn trương hoàn thành nhanh nhất các công trình, dự án nguồn điện, truyền tải điện trong phạm vi quản lý của cơ quan mình. Tuyệt đối không để các dự án, công trình ách tắc do việc xử lý chậm trễ các thủ tục hành chính của bộ, ngành, cơ quan, địa phương; Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp được giao tại các Nghị quyết của Chính phủ, các Chỉ thị, Công điện, văn bản chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng điện cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân trong năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.

2. Bộ trưởng Bộ Công Thương: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm cung ứng đủ điện năm 2025 và các năm tiếp theo; Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, tăng cường đôn đốc, kiểm tra, giám sát, thường xuyên theo dõi diễn biến của nhu cầu điện và các yếu tố phát sinh để kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo phù hợp, hiệu quả; định kỳ hàng Quý kiểm điểm, báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện; Tập trung rà soát, nghiên cứu điều chỉnh Quy hoạch điện VIII để kịp thời cập nhật các yêu cầu, mục tiêu chiến lược mới về phát triển kinh tế xã hội; cập nhật, bổ sung các dự án nguồn điện mới, nguồn điện xanh, sạch, bền vững, đồng thời loại bỏ, thay thế các dự án chậm tiến độ, không phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước, hoàn thành trước ngày 28 tháng 02 năm 2025; Khẩn trương triển khai hoàn thành xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết Luật Điện lực số 61/2024/QH15 trước ngày 01 tháng 02 năm 2025 để kịp thời đưa các chính sách mới của Luật vào cuộc sống, nhất là các cơ chế, chính sách liên quan đến sản lượng điện hợp đồng tối thiểu dài hạn, giá điện và giá dịch vụ về điện, cơ chế bảo đảm tiêu thụ khí khai thác trong nước, nguyên tắc chuyển ngang giá nhiên liệu sang giá điện; trong đó lưu ý nghiên cứu kỹ để các quy định vừa đáp ứng được việc thu hút đầu tư, đồng thời phải đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà đầu tư với lợi ích của nhà nước và của người dân, không để thất thoát, lãng phí, lợi ích nhóm; Chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm, cấp bách của ngành điện

3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo các đơn vị chức năng, phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương và các Bộ, cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng trên nguyên tắc đảm bảo vận hành linh hoạt, phù hợp với tình hình diễn biến của thời tiết, biến đổi khí hậu và các ràng buộc về cung ứng điện, đặc biệt khu vực miền Bắc trong giai đoạn từ nay đến 2030, hoàn thành trong tháng 02 năm 2025.

4. Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam: Tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn điện làm chủ đầu tư như Quảng Trạch I, II, Hòa Bình MR, Trị An MR, ...; nghiên cứu đề xuất đầu tư xây dựng các dự án truyền tải điện theo Quy hoạch điện VIII, đặc biệt là các dự án truyền tải phục vụ giải tỏa công suất các nhà máy điện như nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4; Chỉ đạo các nhà máy điện thuộc phạm vi quản lý của Tập đoàn làm tốt công tác chuẩn bị sản xuất, bảo đảm hiệu quả vận hành và có thể huy động tối đa công suất phát điện trong những tháng cao điểm năm 2025, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng thiếu nhiên liệu (than, khí, dầu) đối với các nhà máy nhiệt điện và thiếu hụt nước các hồ thủy điện theo quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các khách hàng sử dụng điện triển khai thực hiện tốt các giải pháp tiết kiệm điện; chỉ đạo các đơn vị điện lực địa phương triển khai các quy định tại Nghị định  135/2024/NĐ-CP  , hướng dẫn, hỗ trợ, tạo điều kiện để người dân lắp đặt điện mặt trời tự sản xuất, tự tiêu thụ thuận lợi nhất.

5. Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam : Tập trung tối đa nguồn lực để gấp rút tổ chức thi công Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4, hoàn thành, vận hành thương mại vào tháng 6 năm 2025; tái khởi động thi công nhà máy nhiệt điện Long Phú I trong Quý I năm 2025 và hoàn thành trong năm 2026; triển khai nhanh các dự án thuộc Chuỗi dự án khí điện Lô B - Ô Môn, bảo đảm tiến độ dòng khí đầu tiên đạt được vào cuối năm 2026, cung cấp cho các nhà máy điện thuộc trung tâm nhiệt điện Ô Môn bảo đảm đồng bộ tiến độ chuỗi khí - điện, phấn đấu sớm hơn so với Kế hoạch từ 1-2 năm; tích cực xử lý ngay các khó khăn vướng mắc Chuỗi dự án khí - điện Cá Voi Xanh để sớm triển khai các dự án nhà máy điện theo quy hoạch; sớm hoàn thành nghiên cứu để triển khai dự án điện gió ngoài khơi thí điểm trong năm 2025.

6. Chủ tịch, Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: Tập trung chỉ đạo triển khai nhanh, quyết liệt các dự án nguồn điện do Tập đoàn làm chủ đầu tư như: Na Dương II, hoàn thành trong năm 2026; Thực hiện đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả các biện pháp chỉ đạo, điều hành, tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng lực, năng suất và sản lượng khai thác than trong nước; theo dõi chặt chẽ và bám sát diễn biến của thời tiết, cung cầu than trong nước để bố trí, lập kế hoạch điều hành khai thác than phù hợp, bảo đảm cung ứng đủ và ổn định than cho các nhà máy điện. Đẩy mạnh khai thác than tăng 20% đến 25% so với năm 2024.

7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Khẩn trương triển khai hiệu quả Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; chủ động có giải pháp thu hút đầu tư, khẩn trương lựa chọn nhà đầu tư, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án nguồn điện, lưới điện có trong quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn, nhất là các dự án có quy mô công suất lớn, điện nền; phấn đấu khởi công trong Quý II năm 2025 và hoàn thành đóng điện trong năm 2027 các nhà máy; Chỉ đạo các cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, hỗ trợ EVN, PVN, TKV và chủ đầu tư các dự án điện thực hiện các nội dung thuộc thẩm quyền trong triển khai đầu tư xây dựng các công trình, dự án điện, các thủ tục liên quan đến đất rừng, đất lúa, đặc biệt là các dự án trọng điểm, cấp bách nhằm bảo đảm cung ứng điện cho miền Bắc; Chỉ đạo thực hiện tiết kiệm điện hiệu quả trên địa bàn, nhất là trong chiếu sáng công cộng, chiếu sáng cho mục đích quảng cáo, trang trí ngoài trời; Tập trung tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa để người dân, doanh nghiệp lắp, sử dụng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ theo Nghị định số  135/2024/NĐ-CP  ngày 22 tháng 10 năm 2024 quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ góp phần giảm áp lực cho hệ thống điện quốc gia; Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân sớm bàn giao mặt bằng để triển khai thi công các dự án lưới điện; đặc biệt là dự án đường dây 500 kV Lào Cai - Vĩnh Yên; Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu không hoàn thành nhiệm vụ để ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án, ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: