Thứ tư, ngày 4/12/2024

Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Thứ Tư 13/11/2024 08:06

Xem với cỡ chữ
Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương vừa ban hành Kế hoạch số 4268/KH-UBND ngày 12/11/2024 về việc triển khai thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Ảnh minh họa

Thực hiện Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 811/QĐ-BNN-TT ngày 20 tháng 3 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh Hải Dương với mục đích sản xuất trồng trọt theo hướng an toàn (VietGAP, GlobalGAP), hữu cơ, tuần hoàn, đa giá trị, phát thải thấp, phù hợp với chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực; sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp; phát triển sản xuất trồng trọt tập trung hàng hóa theo chuỗi giá trị, theo định hướng thị trường trên cơ sở liên kết chặt chẽ giữa các đối tác, lấy doanh nghiệp làm trung tâm. Phấn đấu đến năm 2050 trồng trọt của tỉnh trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại; sản xuất trồng trọt theo nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, an toàn thực phẩm và thân thiện với môi trường, hướng tới phát triển kinh tế nông nghiệp đa giá trị.

Để thực hiện các mục đích trên, UBND tỉnh đã đề ra 10 nội dung chính để triển khai thực hiện, cụ thể là:

1. Về công tác tuyên truyền: Tổ chức tuyên truyền vai trò, tầm quan trọng của trồng trọt với các giá trị kinh tế, môi trường và ổn định xã hội; tư duy sản xuất nông nghiệp chuyển sang tư duy kinh tế nông nghiệp. Phổ biến các văn bản pháp luật về lĩnh vực trồng trọt nhằm nâng cao nhận thức và tuân thủ pháp luật của người dân, doanh nghiệp và các tầng lớp xã hội có liên quan.

2. Hoàn chỉnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với sản xuất hàng hóa tập trung phát triển một số cây trồng chủ lực theo địa bàn: Cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng đẩy mạnh tích tụ tập trung đất đai, phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa tập trung quy mô lớn, đảm bảo an toàn thực phẩm dựa trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp thông minh gắn với chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp an toàn, truy xuất nguồn gốc, cấp nhãn hiệu, chỉ dẫn vùng trồng, phát triển công nghiệp chế biến nông sản, tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản phù hợp lợi thế của từng vùng, tạo nhiều giá trị khác biệt hướng đến xuất khẩu. Khuyến khích phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

3. Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất trồng trọt: Tập trung xây dựng các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, ưu tiên các lĩnh vực: Chọn tạo các giống mới có năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh và biến đổi khí hậu; phân bón công nghệ cao, chế phẩm sinh học; nông hóa thổ nhưỡng; giảm phát thải khí nhà kính phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững. Nghiên cứu, hoàn thiện và chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất theo hướng ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, sản xuất hữu cơ, tuần hoàn gắn với chuỗi giá trị cho các đối tượng cây trồng chủ lực nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao năng suất, chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường; công nghệ, thiết bị phục vụ cơ giới hóa, tự động hóa trong từ khâu sản xuất đến thu hoạch, sơ chế, bảo quản và chế biến sâu một số nông sản chủ lực.

4. Đổi mới tổ chức sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy hợp tác, liên kết, phát triển chuỗi giá trị, phát triển thị trường đảm bảo đầu ra ổn định cho nông sản: Tổ chức lại sản xuất, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã nông nghiệp; phát triển các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị, kết nối với hệ thống tiêu thụ toàn cầu, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt, dẫn dắt, đưa khoa học công nghệ, trình độ quản trị và kinh tế số vào chuỗi giá trị. Hoàn thiện chính sách khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt, đặc biệt chế biến sâu; phát triển hợp tác xã nông nghiệp, nhằm đảm bảo thực hiện tốt vai trò tổ chức liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho nông dân, nhất là ở các vùng sản xuất tập trung, quy mô lớn. Đổi mới các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản thông qua tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, diễn đàn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nông sản của tỉnh thâm nhập vào các thị trường trong và ngoài nước. Xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản, chỉ dẫn địa ly đối với các sản phẩm chủ lực của tỉnh.

5. Thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt: Thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực trồng trọt, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu số sản xuất, kinh doanh trồng trọt. Phát triển quản ly chuỗi
cung ứng sản phẩm từ khâu sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ tạo sự minh bạch thông tin, đảm bảo truy suất nguồn gốc sản phẩm. Kết nối, liên thông với cơ sở dữ liệu quốc gia nông nghiệp, nông thôn phục vụ cho chỉ đạo điều hành của các cơ quan nhà nước và sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.

6. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản ly cho cán bộ trồng trọt, bảo vệ thực vật các cấp, cán bộ quản ly nông nghiệp và hợp tác xã . Đa dạng hóa hình thức đào tạo, nội dung đào tạo, trong đó chú trọng đào tạo kỹ năng quản trị, kỹ thuật trồng trọt, quản lý sinh vật gây hại và an toàn thực phẩm cho nông dân thông qua các chương trình dạy nghề, hoạt động khuyến nông.

7. Xây dựng, hoàn thiện kết cấu hạ tầng: Phát triển hệ thống thủy lợi đa mục tiêu gắn với xây dựng đồng ruộng; ứng dụng công nghệ thông tin quản ly và sử dụng nước hiệu quả; xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai. Đầu tư xây dựng hạ tầng thủy lợi kết hợp với giao thông nội đồng; đầu tư hệ thống giao thông đáp ứng nhu cầu vận chuyển nông sản; phát triển liên kết hệ thống kho chứa, nhà máy chế biến nông sản, chợ đầu mối.

8. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước: Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức ngành trồng trọt và bảo vệ thực vật từ tỉnh đến cơ sở, đảm bảo tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, làm tốt chức năng hỗ trợ, thúc đẩy phát triển sản xuất. Xã hội hóa các dịch vụ công về trồng trọt, bảo vệ thực vật để giảm áp lực về biên chế, ngân sách nhà nước và cung cấp cho người dân chất lượng dịch vụ tốt nhất.

9. Xây dựng, hoàn thiện và triển khai một số cơ chế chính sách: Tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách về nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng do Trung ương và tỉnh đã ban hành; rà soát, bổ sung các cơ chế chính sách mới nhằm thu hút đầu tư phát triển trồng trọt của tỉnh, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, như: chính sách đất đai, chính sách tài chính, tín dụng, chính sách đầu tư, chính sách thuế, chính sách phát triển nguồn nhân lực, liên kết tiêu thụ sản phẩm,...  Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp.

10. Đánh giá, thanh tra, kiểm tra: Tổ chức kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Chiến lược, các chương trình, đề án, dự án thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch hằng năm, 05 năm hoặc đột xuất. Rà soát, điều chỉnh Chiến lược phù hợp với từng giai đoạn, điều kiện thực tiễn. Xây dựng, triển khai kế hoạch, kiểm tra ngành trồng trọt đảm bảo kịp thời, chính xác phục vụ cho chỉ đạo điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước và sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp...

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: