Thứ ba, ngày 17/9/2024

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới

Thứ Hai 10/06/2024 15:30

Xem với cỡ chữ
Ngày 07/6/2024, Đoàn Giám sát của Hội LHPN tỉnh Hải Dương do đồng chí Trần Thị Thanh Thảo, TUV, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh làm trưởng đoàn đã về giám sát thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn huyện Nam Sách.

Đoàn giám sát của Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh làm việc tại huyện Nam Sách

Tham gia Đoàn giám sát có đồng chí Trần Thị Thanh Thảo, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội LHPN tỉnh cùng các thành viên là các đồng chí Thường trực, đại diện lãnh đạo, chuyên viên Ban chuyên môn Hội LHPN tỉnh; đại diện lãnh đạo Sở Nội vụ, Ủy ban MTTQ tỉnh; Sở Lao động - Thương binh & Xã hội. Làm việc với đoàn về phía huyện Nam Sách có đồng chí Vũ Quang Hoàng, Phó Chủ tịch UBND huyện cùng đại diện các phòng chuyên môn, Ủy ban MTTQ, Hội LHPN huyện; lãnh đạo, công chức Lao động - Thương binh & Xã hội, Văn hóa, Y tế và Chủ tịch Hội LHPN xã Nam Chính và Nam Hồng.

Thời gian qua, huyện Nam Sách đã tập trung triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 3239/KH-UBND của UBND tỉnh về thực hiện Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Hải Dương giai đoạn 2021- 2030. Trong đó, bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, toàn huyện có 82,3% số cơ quan, đơn vị, đoàn thể có trưởng, phó là nữ; 97% cơ quan, đơn vị, đoàn thể có nguồn quy hoạch lãnh đạo chủ chốt là nữ; nhiệm kỳ 2020 - 2025, tỷ lệ nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ huyện khóa XXVIII chiếm 15,3%; nữ tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ các xã, thị trấn là 24,7%; có 24,2% nữ tham gia HĐND huyện và 28,1% nữ tham gia HĐND xã, thị trấn nhiệm kỳ 2021 - 2026. Thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế lao động; bình đẳng giới trong đời sống gia đình và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới; bình đẳng trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa thông tin…

Tuy nhiên, công tác triển khai thực hiện pháp luật về bình đẳng giới có nơi, có lúc còn chưa được quan tâm đúng mức. Tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND, lãnh đạo quản lý ở cấp cơ sở còn thấp, một số địa phương khi xây dựng các chương trình, đề án, các nhiệm vụ phát triển kinh tế chưa quan tâm lồng ghép giới. Kiến thức về giới, bình đẳng giới và kỹ năng lồng ghép bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ làm công tác bình đẳng giới nói riêng còn hạn chế. Tỷ lệ sinh giữa nam và nữ có sự chênh lệch cao, …

Đoàn giám sát đề nghị địa phương cần có giải pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới như: Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân; Tăng tỷ lệ nữ tham gia cấp ủy, HĐND, lãnh đạo quản lý ở các cơ quan, đơn vị, địa phương; Có các biện pháp thích hợp làm giảm tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh; Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật Bình đẳng giới trong thực hiện, đồng thời nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Thu Hằng

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: