Thứ hai, ngày 25/11/2024

Tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030

Thứ Ba 13/02/2024 19:04

Xem với cỡ chữ
Ngày 11/02/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 04/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo.

 

Ảnh minh họa

Chỉ thị nêu rõ, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển hạ tầng thông tin, viễn thông, tạo nền tảng chuyển đổi số quốc gia, từng bước phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, việc triển khai Đề án "phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử, phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030" (Đề án 06) là nội dung quan trọng, đột phá để thực hiện chiến lược, tạo ra nhiều tiện ích, dịch vụ, mang lại lợi ích thiết thực, phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn, hiệu quả hơn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện vẫn còn những tồn tại, hạn chế là "điểm nghẽn" làm chậm tiến độ triển khai Đề án, đã được kiểm điểm, đánh giá tại Hội nghị sơ kết 02 năm triển khai thực hiện Đề án 06.

Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án 06 trong năm 2024, tạo tiền đề hoàn thành các mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục duy trì quyết tâm chính trị cao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án 06 tại cơ quan, địa phương mình trong năm 2024. Tăng cường kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ theo ngành, lĩnh vực hàng tuần, hàng tháng và công bố cụ thể kết quả, tiện ích người dân, doanh nghiệp được hưởng. Khẩn trương khắc phục những nhiệm vụ chậm tiến độ đã đề ra. Tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, hoàn thành việc cung cấp dịch vụ công thiết yếu trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, bảo đảm cắt giảm tối đa giấy tờ, thời gian đi lại và chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy trình điện tử liên thông đối với các nhóm thủ tục hành chính (TTHC) liên thông, hoàn thành trong tháng 4 năm 2024.

Đẩy nhanh tiến độ số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC trong quá trình tiếp nhận, giải quyết TTHC, gắn việc số hóa với việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức trong quá trình giải quyết TTHC, không yêu cầu người dân, doanh nghiệp cung cấp giấy tờ, kết quả giải quyết TTHC đã được số hóa theo đúng quy định. Nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu tại Văn bản số 1552/BTTTT-TTH ngày 26/4/ 2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thành phần công nghệ thông tin thiết yếu triển khai Đề án 06. Thực hiện chỉ đạo, điều hành và đánh giá, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp dựa trên dữ liệu, thời gian thực theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ. Chủ động sửa đổi, bổ sung hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật theo kết quả rà soát văn bản phục vụ triển khai Đề án 06 của Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ về rà soát văn bản quy phạm pháp luật..

Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung triển khai các nhiệm vụ trong năm 2024, trong đó, ban hành Kế hoạch triển khai Đề án 06 trong năm 2024, đề ra lộ trình để hoàn thành 9 nhóm mục tiêu của Đề án 06 trong giai đoạn 2023 - 2025. Bố trí kinh phí triển khai Đề án 06 đảm bảo hiệu quả, hoàn thành trong tháng 02/2024. Tiến hành rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo phạm vi, chức năng, nhiệm vụ được giao để ban hành hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật phục vụ kết nối, khai thác dữ liệu giữa Trung tâm dữ liệu quốc gia và các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành. Phối hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia xây dựng phương án đồng bộ dữ liệu con người theo phạm vi quản lý về Trung tâm dữ liệu quốc gia theo lộ trình phù hợp với tiến độ xây dựng, vận hành Trung tâm dữ liệu quốc gia.Rà soát, bổ sung các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý của bộ, ngành, địa phương theo tiêu chuẩn của Trung tâm dữ liệu quốc gia...

VPTU

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: