Thứ ba, ngày 26/11/2024

Hải Dương định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững

Thứ Năm 18/01/2024 15:23

Xem với cỡ chữ
Hải Dương phát triển du lịch chuyên nghiệp hiện đại, sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, trong đó chú trọng du lịch văn hóa và du lịch sinh thái...

Trong quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Hải Dương định hướng phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch kết hợp bảo tồn và phát huy các giá trị của từng địa phương.

 

Một góc thành phố Hải Dương

Việc quy hoạch về du lịch giúp Hải Dương có thêm điều kiện phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao, gắn với các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí và trải nghiệm, trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng hấp dẫn trong tương lai.

Định hướng phát triển du lịch:

Hải Dương phát triển du lịch chuyên nghiệp hiện đại, sản phẩm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, trong đó chú trọng du lịch văn hóa và du lịch sinh thái; đẩy mạnh liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Hồng và các khu, điểm du lịch khác để hình thành các tuyến du lịch văn hóa, du lịch sinh thái nội tỉnh và liên tỉnh.

 

Tái hiện Lễ hội quan trên sông Lục đầu Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Phát triển du lịch theo hướng chú trọng du lịch văn hóa, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch làng nghề. Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ du lịch chất lượng cao, gắn với các hoạt động du lịch vui chơi, giải trí và trải nghiệm.

Vùng động lực phát triển về du lịch:

Trọng điểm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch trải nghiệm văn hóa, tín ngưỡng phía bắc Hải Dương. Trọng điểm du lịch sinh thái gắn với sản phẩm nông nghiệp đặc thù của địa phương. Trên địa bàn tỉnh có 4 khu du lịch cấp tỉnh được công nhận: Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, TP Chí Linh; Khu di tích lịch sử và thắng cảnh Phượng Hoàng, TP Chí Linh; Quần thể di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh An Phụ - Kính Chủ - Nhẫm Dương, thị xã Kinh Môn; Khu di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Quần thể Đền Cao, TP Chí Linh. Trong đó từng bước đầu tư hạ tầng khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đạt tiêu chí công nhận là Khu du lịch quốc gia.

 

Tượng đài Trần Hưng Đạo tại Đền Cao An Phụ

Ngoài ra trên địa bàn tỉnh có nhiều địa điểm tiềm năng đầu tư, phát triển thành khu du lịch cấp tỉnh: Khu du lịch nghỉ dưỡng - thiền (dưỡng sinh) hồ Bến Tắm và rừng Thanh Mai, TP Chí Linh; Khu du lịch nghỉ dưỡng “Làng quê Việt”, Thanh Hà; Khu du lịch sinh thái “Đảo Cò”, Thanh Miện; Khu du lịch “Đảo Ngọc”, TP Hải Dương; Khu du lịch văn hóa Văn Miếu Mao Điền, Cẩm Giàng.

 

Đảo cò Chi Lăng Nam

   

Vải thiều Thanh Hà

Phương án phát triển: 18 khu tổ hợp sinh thái, du lịch nghỉ dái, du lịch nghỉ

7 khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng: hồ Thanh Long, hồ Bến Tắm, cồn Vĩnh Trụ, đập Vễn (cùng Chí Linh), An Thanh (Tứ Kỳ), đảo Cò (Thanh Miện), sông Hương (Thanh Hà).

5 khu du lịch nông thôn, làng nghề: làng trồng hoa thôn Thanh Mai, khu nông nghiệp, công nghệ cao (cùng Chí Linh), gốm Chu Đậu (Nam Sách), gỗ Đông Giao (Cẩm Giàng), du lịch nông nghiệp và làng nghề truyền thống huyện Ninh Giang.

3 khu, tổ hợp du lịch gắn di tích: Côn Sơn-Kiếp Bạc, chùa Thanh Mai (cùng Chí Linh), An Phụ-Kính Chủ-Nhẫm Dương (Kinh Môn).

3 khu, tổ hợp du lịch khác: đảo Ngọc (TP Hải Dương), dịch vụ tổng hợp, nghỉ dưỡng và sân golf Bãi Soi (Tứ Kỳ, Thanh Hà), bến thuyền phục vụ du lịch (Chí Linh).

Theo Tạp chí văn hóa thể thao du lịch

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: