Thứ tư, ngày 27/11/2024

Nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị khóa XI

Thứ Hai 07/01/2019 18:08

Xem với cỡ chữ
5 năm qua, cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Hải Dương đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc Quyết định số 217-QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị (khóa XI) về việc ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quyết định số 218-QĐ/TW ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần phát huy dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh

Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Chỉ thị số 34-CT/TU, ngày 25/2/2014 về việc lãnh đạo triển khai, tổ chức thực hiện Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội; Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền" gắn với việc thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 02/8/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Phát huy vai trò giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội giai đoạn 2011-2015”; Thông báo số 1222-TB/TU, ngày 11/7/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tổ chức điểm thực hiện tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh; Quyết định 1362-QĐ/TU, ban hành Quy định về trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền trong việc tiếp thu ý kiến của MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân; Quyết định số 1363-QĐ/TU, về việc ban hành Quy chế tiếp xúc đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh (nay là Quy chế số 08-QC/TU, ngày 3/01/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy); Kế hoạch số 92-KH/TU, ngày 14/5/2018 triển khai thực hiện Quy định 124-QĐ/TW, ngày 02/02/2018 của Ban Bí thư “về việc giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên”.

Các cấp ủy, tổ chức đảng tập trung lãnh đạo việc giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn kết chặt chẽ với nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách của tỉnh, địa phương, đơn vị, nhất là những vấn đề nhân dân quan tâm, còn nhiều tồn tại, bức xúc; xác định đó là nhiệm vụ thường xuyên của cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Chỉ đạo thực hiện việc rà soát sửa đổi, bổ sung các quy chế có liên quan, bảo đảm các điều kiện tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW; chỉ đạo thực hiện việc cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát, phản biện; tiếp thu, nghiên cứu, giải quyết kịp thời, đúng quy định những nội dung kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.

Với phương châm “Hướng về cơ sở”, theo hướng chọn các lĩnh vực, vấn đề vừa có ý nghĩa xã hội cao, vừa phù hợp với năng lực của hệ thống, từ năm 2014 đến nay, Ủy ban MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội cấp tỉnh đã chủ trì tổ chức được 42 cuộc giám sát; Ủy ban MTTQ cấp huyện và cơ sở đã tổ chức giám sát được 7.840 cuộc, trong đó, cấp huyện 76 cuộc, cấp cơ sở 7.764 cuộc. P hối hợp tham gia giám sát được 1.271 cuộc (cấp huyện: 511, cấp cơ sở: 760) trên các lĩnh vực kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh trật tự, các hoạt động tư pháp liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân.

MTTQ và các tổ chức chính trị- xã hội các cấp đã thường xuyên đổi mới hình thức, phương pháp, nội dung giám sát; chủ động phối hợp và cử đại diện tham gia các đoàn giám sát, kiểm tra, thanh tra của HĐND, các sở, ban, ngành về những lĩnh vực quản lý nhà nước và hoạt động tư pháp có liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên, hội viên và nhân dân, đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và những lĩnh vực kinh tế - xã hội quan trọng của tỉnh và các địa phương trong tỉnh. Đặc biệt là chủ động phối hợp tham mưu, thành lập các tổ công tác tiến hành giám sát việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính, đạo đức công vụ của cán bộ, công chức và bộ phận tiếp nhận, trả kết quả hiện đại ở UBND cấp xã...Gắn công tác giám sát của MTTQ và các tổ chức chính trị -xã hội với việc kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng).

Hiện nay, toàn tỉnh có 265 Ban TTND, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng được thành lập tại 265 xã, phường, thị trấn thường xuyên được kiện toàn, bổ sung kịp thời. Từ năm 2014 đến 6/2018, các Ban TTND đã tổ chức được 5.509 cuộc giám sát, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng 2.255 cuộc giám sát. Qua giám sát đã phát hiện và kiến nghị với chính quyền 7.835 vụ việc, được chính quyền và cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 7.497 vụ việc (đạt 95,7 %) ; giám sát được 3.479 dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã, trong đó xác định có 3.318 dự án đầu tư đúng quy định, 55 dự án có vi phạm và 106 dự án chưa xác định. Đã kiến nghị và phản ánh 50 vụ việc đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết, trong đó 42 vụ việc được các cơ quan có thẩm quyền thông báo kết quả giải quyết và xử lý; 26 vụ việc được chủ dự án đầu tư chấp hành thực hiện theo thông báo.

Về hoạt động phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, từ năm 2014đến nay, Ủy ban MTTQ tỉnh đã tổ chức được 10 hội nghị phản biện đối với 16 dự thảo văn bản của tỉnh liên quan đến quyền và lợi ích nhân dân. Ủy ban MTTQ cấp huyện đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến phản biện đối với 234 dự thảo văn bản; chủ trì tổ chức 02 hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Quy chế quản lý đô thị; Mẫu Logo biểu trưng của thành phố Hải Dương. Ủy ban MTTQ cấp xã nghiên cứu, tổ chức lấy ý kiến phản biện đối với 810 dự thảo văn bản. Các ý kiến phản biện của Ủy ban MTTQ các cấp được các cơ quan soạn thảo tiếp thu, bổ sung chỉnh sửa hoàn thiện nội dung báo cáo trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Đặc biệt, tỉnh đã chỉ đạo tăng cường tiếp xúc, đối thoại của người đứng đầu các cấp ủy, chính quyền với doanh nghiệp, CNVCLĐ và nhân dân ; đã tổ chức 1.092 cuộc tiếp xúc đối thoại (cấp tỉnh: 10; cấp huyện: 72; cấp xã: 1.010) với trên 13.000 ý kiến góp ý xây dựng Đảng, chính quyền. Qua đó, nhiều vấn đề nhân dân quan tâm, bức xúc, những bất cập trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo đã được các đồng chí lãnh đạo nghiêm túc giải trình, tiếp thu, chỉ đạo rà soát nội dung kiến nghị, đề xuất, phản ánh và tập trung giải quyết, không để kéo dài.

Bên cạnh kết quả đạt được, công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW còn có những mặt hạn chế như: Công tác tuyên truyền, quán triệt triển khai chưa thường xuyên, sâu rộng; nhiều nơi còn lúng túng trong việc lựa chọn nội dung giám sát và phản biện xã hội, nhất là ở cấp cơ sở; hoạt động phản biện xã hội còn rất hạn chế. Trình độ năng lực và kỹ năng của một số cán bộ Ủy ban MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội cơ sở trong việc tổ chức giám sát còn chưa đạt yêu cầu; việc theo dõi kết quả thực hiện sau giám sát hiệu quả chưa cao. Công tác phối hợp giữa Uỷ ban MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp có lúc, có nơi chưa đồng bộ, chặt chẽ…

Để tiếp tục nâng cao hiệu quả việc thực hiện Quyết định số 217, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị, trong thời gian tới tỉnh Hải Dương xác định tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 217, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị , các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh nhằm n âng cao nhận thức, vai trò và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức nhà nước trong việc phối hợp giám sát và chịu sự giám sát của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, phát huy tốt quyền làm chủ của nhân dân . Uỷ ban MTTQ các cấp theo chức năng, nhiệm vụ của mình đề cao trách nhiệm trong việc chủ trì, phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể chủ động làm tốt công tác tham mưu giúp cấp uỷ trong lĩnh vực kiểm tra, giám sát; công tác dân vận; công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, cơ quan, đơn vị, MTTQ và các đoàn thể chính trị -xã hội vững mạnh; tăng cường đối thoại, nhất là ở cơ sở, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Tiếp tục chỉ đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII), các Kế hoạch thực hiện các Nghị quyết Trung ương của Tỉnh ủy. Đổi mới mô hình và tổ chức hoạt động của MTTQ và các đoàn thể chính trị- xã hội theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XII) và Đề án số 03-ĐA/TU của Tỉnh ủy. Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng, phương pháp, kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ MTTQ, các đoàn thể chính trị- xã hội các cấp, Ban TTND, Ban GSĐTCCĐ ở thôn, khu dân cư để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giám sát và phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; kịp thời đề nghị khen thưởng đối với tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong triển khai, thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW, Quyết định số 218- QĐ/TW của Bộ Chính trị.

Nguyễn Thị Quyên (Ban Dân vận Tỉnh ủy)

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: