Thứ hai, ngày 25/11/2024

Công tác dân vận tham gia bảo vệ môi trường

Thứ Hai 22/08/2022 10:10

Xem với cỡ chữ
Xác định bảo vệ môi trường là nghĩa vụ, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi gia đình, mỗi cá nhân và toàn xã hội, đồng thời là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách của cả hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh, trong những năm qua, hệ thống dân vận các cấp tỉnh Hải Dương đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh về công tác bảo vệ môi trường; động viên, tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng, nhân rộng các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường.

Thực hiện Thông báo Kết luận số 1661-TB/TU, ngày 31/3/2020 về Chương trình phối hợp “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 – 2022. Với trách nhiệm được giao là cơ quan thường trực của Chương trình phối hợp, Ban Dân vận Tỉnh ủy đã chủ trì phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch và tổ chức Hội nghị ký kết Chương trình phối hợp “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022”. Đồng thời ban hành Công văn số 697-CV/BDVTU, ngày 22/4/2020; Kế hoạch số 67-KH/BDVTU, ngày 12/5/2020 thực hiện chương trình phối hợp “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương, giai đoạn 2020 - 2022”, trong đó tập trung chỉ đạo đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường gắn với triển khai thực hiện Kế hoạch số 180- KH/TU, ngày 17/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện “Năm dân vận khéo” 2020; “Năm đẩy mạnh công tác dân vận chính quyền” 2021.

Cùng với truyên truyền phổ biến, quán triệt, triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Trung ương, của tỉnh về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, hàng năm, Ban đều xây dựng kế hoạch hoạt động và nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo gắn nội dung thực hiện Chương trình phối hợp và triển khai thực hiện trong hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh như: Kế hoạch số 68 -KH/BDVTU, ngày 8/6/2020 tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo số 18-BC/BDVTU, ngày 25/8/2020 tổng kết phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 2016 - 2020; Báo cáo số 13-BC/BDVTU, ngày 22/01/2021 của Ban Dân vận tỉnh ủy về kết quả bước đầu triển khai thực hiện Thông báo Kết luận số 1661 - TB/TU, ngày 31/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy ngày 31/3/2020 về Chương trình phối hợp “Chung tay bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2020 - 2022; Công văn số 121-CV/BDVTU, ngày 27/8/2021 về tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” giai đoạn 20211- 2025.

Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia phong trào thi đua “Dân vận khéo”, chú trọng tuyên truyền về công tác bảo vệ môi trường. Trong hai năm, các thành viên trong Chương trình phối hợp đã tổ chức được 8.229 hội nghị quán triệt, tuyên truyền (hoặc hội nghị lồng ghép nội dung tuyền truyền) về bảo vệ môi trường cho 460.675 lượt người tham gia; tổ chức hơn 227 lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về pháp luật, bảo vệ môi trường cho trên 20.910 lượt người tham dự. P hối hợp với Báo Hải Dương, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền sâu rộng Kết luận 1661-TB/TU của Tỉnh ủy và Chương trình phối hợp; tổng hợp, lựa chọn các tin, bài, mô hình, điển hình tiêu biểu của các cơ quan, địa phương, đơn vị trong quá trình triển khai, thực hiện Chương trình phối hợp để đăng tải trên Bản tin Dân vận Hải Dương, Báo Hải Dương, Đài Phát thanh truyền hình tỉnh. Trong 2 năm, đã có trên 150 tin, bài viết về các mô hình, điển hình “Dân vận khéo” về công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh.

Ban Dân vận Tỉnh ủy thường xuyên phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị xã, thành tổ chức hội nghị tập huấn về công tác dân vận trong đó có lồng ghéo nội dung “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận ở các xã, phường, thị trấn, khối Dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ dân vận các cấp và các tầng lớp nhân dân trong công tác bảo vệ môi trường, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, cải thiện môi trường sống. Qua lớp tập huấn đã giúp các cơ quan dân vận, đội ngũ cán bộ làm công tác dân vận nâng cao kiến thức, làm tốt công tác tham mưu giúp cấp ủy, chính quyền các cấp lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân. Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều cán bộ làm công tác dân vận ở cơ sở gương mẫu đi đầu bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như hăng hái tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường, vệ sinh đường làng, ngõ xóm, khắc phục tác hại của ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, vận động gia đình và mọi người nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, xây dựng nếp sống văn minh, hướng tới các hành vi sống thân thiện với môi trường, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Mô hình đường hoa của Phụ nữ huyện Thanh Hà

Ban cũng thường xuyên hướng dẫn hệ thống dân vận các cấp trong tỉnh phối hợp các ngành, đoàn thể vận động nhân dân tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, đấu tranh với những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; tuyên truyền, vận động nhân dân, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tham gia thực hiện quy ước, quy ước về bảo vệ môi trường…; hướng dẫn, vận động cán bộ, hội viên, nhân dân đăng ký xây dựng và thực hiện các mô hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường gắn với thực hiện các phong trào, cuộc vận động của MTTQ và các đoàn thể. Qua hơn hai năm triển khai thực hiện toàn tỉnh, đã có 1.229 mô hình, điển hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường, trong đó có hàng trăm mô hình “Dân vận khéo” về bảo vệ môi trường hiệu quả. Điển hình như: Mặt trận Tổ quốc với mô hình "Khu dân cư tự quản bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu"; mô hình "Thực hiện việc tang văn minh tiến bộ gắn với bảo vệ môi trường". Hội Cựu chiến binh với mô hình “Đoạn đường CCB tự quản”; “Trồng và chăm sóc cây xanh bao quanh các bãi rác chất thải sinh hoạt”. Hội Nông dân với mô hình “Nông dân thu gom, phân loại và xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón tại hộ gia đình”; “Xử lý rơm rạ tại ruộng thành phân hữu cơ”. Hội Liên hiệp phụ nữ với mô hình “Tổ phụ nữ thu gom, phân loại, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường”; mô hình đường hoa thay thế cỏ dại. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh với mô hình “ Tuyến đường thanh niên tự quản sáng - xanh - sạch đẹp, tuyến phố văn minh ”; thành lập và duy trì hoạt động của 942 đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, phòng chống lụt bão; 12 mô hình đội thanh niên tình nguyện tham gia giữ gìn vệ sinh môi trường tại 12 huyện với sự tham gia của 1.200 đoàn viên thanh niên. Hay các mô hình sản xuất, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường theo hướng an toàn, bền vững, khuyến khích áp dụng một số quy chuẩn như: GLOBAL GAP,VietGAP,... nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái và truy xuất được nguồn gốc sản phẩm nhằm tạo ra sản phẩm an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa và xuất khẩu.

Bên cạnh đó, các địa phương trong tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo thành lập, duy trì hoạt động các tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản, đội thu gom rác thải sinh hoạt, mô hình vệ sinh đồng ruộng, hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; nhiều thôn, khu dân cư xây dựng và thực hiện tốt quy ước, hương ước về bảo vệ môi trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động vì môi trường”; Ngày Môi trường Thế giới”, “Giờ trái đất”… vận động cán bộ, hội viên, đoàn viên và nhân dân tăng cường các hoạt động gắn bó với thiên nhiên như: phát động trồng cây xanh, tham gia dọn vệ sinh ở cơ quan, đơn vị và khu dân cư sạch, đẹp; bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan môi trường; thay đổi thói quen sử dụng đồ nhựa một lần trong sinh hoạt để giảm gánh nặng ô nhiễm chất thải nhựa tới môi trường tự nhiên và sức khỏe…

Qua tổng kết, đánh giá Đề án “Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt khu vực nông thôn tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 – 2020” do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, cho thấy tỷ lệ thu gom, vận chuyển tại thành phố Hải Dương hiện nay đạt khoảng 95%, các khu vực đô thị khác tỷ lệ thu gom, vận chuyển đạt khoảng 80% - 85%. Rác thải của các thị trấn còn lại được đem chôn lấp tại các bãi chôn lấp tập trung của thị trấn. Đối với khu vực nông thôn: Tỷ lệ thu gom, xử lý rác thải ở khu vực nông thôn đạt khoảng 78,7%, còn lại do các hộ gia đình tự thu gom; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải y tế đạt khoảng 99,95%; tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải nguy hại đạt khoảng 99,45%. Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục tham mưu với tỉnh xây dựng và triển khai Đề án xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện mô hình thí điểm phân loại chất thải rắn tại nguồn áp dụng trên địa bàn 22 xã (mỗi huyện, thị xã, thành phố thí điểm tại 02 xã trừ thành phố Hải Dương) nhằm giảm thiểu lượng rác thải phải xử lý; phối hợp hướng dẫn xây dựng các mô hình phân loại rác thải tại nguồn và ủ rác hữu cơ thành phân compost.

Với những kết quả nêu trên có thể khẳng định, v ới những cách làm dân vận khéo hiệu quả, thiết thực gắn với điều kiện thực tế và nhiệm vụ chính trị của từng địa phương, công tác dân vận đã góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về tác hại của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, đồng thời vận động nhân dân tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, từng bước giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên địa bàn tỉnh.

Nguyễn Thị Quyên - Ban Dân vận Tỉnh ủy

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: