Thứ ba, ngày 21/1/2025

Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn trong thời kỳ mới

Thứ Sáu 10/01/2025 19:25

Xem với cỡ chữ
Ngày 05/01/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 28/QĐ-TTg về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

(Ảnh minh họa)

Cụ thể hóa các nhiệm vụ, chính sách, giải pháp trong việc tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn, đảm bảo với mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung của Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; Phân công trách nhiệm cụ thể đối với các bộ, ngành và địa phương theo chức năng nhiệm vụ để thực hiện hiệu quả Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn. Nội dung thực hiện quy hoạch như sau:

1. Dự án đầu tư công: Việc đầu tư các dự án quan trọng quốc gia được thực hiện theo danh mục các dự án quan trọng quốc gia đã được phê duyệt tại Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 81/2023/QH15 ngày 09 tháng 01 năm 2023 của Quốc hội về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được ban hành tại Nghị quyết số  90/NQ-CP  ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Chính phủ; Các dự án đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật cấp vùng, liên vùng, dự án nâng cấp, phát triển đô thị, nông thôn và các khu chức năng của từng vùng sử dụng nguồn vốn đầu tư công được thực hiện theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ; Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai đồng bộ, có hiệu quả các chương trình, dự án đã được xác định trong quy hoạch tỉnh và theo Kế hoạch thực hiện quy hoạch tỉnh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tiếp tục triển khai các dự án phát triển đô thị, dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị, các dự án phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển đô thị thông minh, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, phát triển đô thị giảm phát thải, các chương trình, đề án phát triển đảm bảo an sinh nhà ở và các dự án phát triển nông thôn theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Dự án sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công : Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ định hướng ưu tiên phát triển hệ thống đô thị và nông thôn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh để tổ chức thu hút các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công, đầu tư phát triển hệ thống đô thị, nông thôn theo các quy hoạch, kế hoạch đảm bảo hiệu quả và đúng quy định.

(Ảnh minh họa)

3. Kế hoạch sử dụng đất : Căn cứ vào Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất quốc gia, Kế hoạch sử dụng đất của địa phương thời kỳ 2021 - 2030 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm triển khai các chương trình, dự án trên địa bàn tỉnh phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất đã được cấp có thẩm quyền giao, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả; Kế hoạch sử dụng đất phục vụ phát triển đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030 được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật đất đai.

4. Xác định nguồn lực và việc sử dụng nguồn lực để thực hiện quy hoạch: Phát huy, khai thác tốt mọi nguồn lực, nhất là nguồn lực từ chính đô thị và nguồn lực từ xã hội. Tạo mọi điều kiện và khuyến khích các khu vực kinh tế, nhất là kinh tế tư nhân tham gia đầu tư phát triển đô thị; Xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện Chương trình quốc gia về xây dựng, cải tạo, chỉnh trang, tái phát triển đô thị và phát triển đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng đô thị và các đề án, chương trình trọng điểm khác có liên quan phát triển đô thị; Đẩy mạnh năng lực cạnh tranh của đô thị, ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào mục đích xây dựng hệ thống đô thị thông minh, đô thị tăng trưởng xanh, đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu; cải thiện môi trường đô thị và nông thôn bằng phương pháp ứng dụng công nghệ quản lý, cải tạo và phục hồi chất lượng môi trường không khí, nước, đất tại các đô thị lớn, lưu vực sông, khu vực ven biển; quản lý chất thải rắn, trọng tâm là quản lý tốt chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nhựa; kiểm soát chặt chẽ các nguồn thải lớn; tăng cường các biện pháp phòng ngừa các nguy cơ xảy ra sự cố môi trường; chủ động giám sát các đối tượng, dự án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm, sự cố môi trường; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý và chuyên môn về xây dựng, quy hoạch, phát triển đô thị và nông thôn. Tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo, bồi dưỡng bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực. Xây dựng chương trình đào tạo, nâng cao năng lực quản lý và phát triển đô thị đối với lãnh đạo và chuyên viên đối với các đô thị và khu vực nông thôn ngoại thành, ngoại thị.

Huebt

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: