Ngày 29/11/2024, Ban Chấp hành trung ương đã ban hành Quyết định 204-QĐ/TW phê duyệt Đề án chuyển đổi số trong các cơ quan đảng.
(Ảnh minh họa)
Chuyển đổi số trong hoạt động của các cơ quan đảng nhằm đổi mới, tạo chuyển biến toàn diện, mạnh mẽ, thực chất, nâng cao chất lượng trong phương thức lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phong cách công tác, lề lối làm việc và nâng cao hiệu quả, giảm thời gian giải quyết công việc của cán bộ, công chức, viên chức các cấp, góp phần quan trọng vào cái cách thủ tục hành chính trong các cơ quan đảng; Tổ chức hạ tầng số, nền tảng số tổng thể, đồng bộ, hiện đại; tăng cường năng lực, tái cấu trúc hạ tầng kỹ thuật và tổ chức, phát triển các hệ thống thông tin, dữ liệu theo kiến trúc thống nhất, tập trung tại Trung ương, ứng dụng công nghệ số đổi mới quy trình nghiệp vụ; tăng cường kết nối, tích hợp, chia sẻ thông tin, dữ liệu, hỗ trợ tích cực, hiệu quả cho công tác tham mưu, phục vụ và công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành tại các cơ quan đảng từ Trung ương đến cơ sở, đến các ban cán sự đảng, đăng đoàn trực thuộc Trung ương; Kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan đảng với các cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội; kiện toàn tổ chức bộ máy, nguồn lực triển khai chuyển đổi số trong các cơ quan đảng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh, bảo mật và xác thực thông tin theo quy định của pháp luật; phù hợp, tương đồng với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới về quan điểm phát triển kinh tế số như sau: Quán triệt, bám sát và cụ thể hoá chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thúc đẩy chuyển số quốc gia nói chung, phát triển kinh tế số nói riêng phải thực chất, hiệu quả. Huy động sự vào cuộc, tham gia của cả hệ thống chính trị, người dân và cộng đồng doanh nghiệp; Phát triển kinh tế số là đòi hỏi khách quan, yêu cầu bắt buộc trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam là xu thế phát triển hiện nay. Phát triển kinh tế số phải gắn với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế chia sẻ; góp phần xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả; Phát triển kinh tế số là một quá trình liên tục, bền bỉ, không ngừng nghỉ, không có điểm dừng; chúng ta phải đổi mới tư duy, có tầm nhìn chiến lược, tinh thần quyết tâm phải cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm; huy động hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh hợp tác công tư để bắt cùng, tiến kịp và vượt lên trong khu vực, thế giới; Phát triển kinh tế số phải ứng dụng mạnh mẽ khoa học công nghệ hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, lập nghiệp nhằm nâng cao năng lực sản xuất, năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân; Phát triển kinh tế số một cách tổng thể, toàn diện, bao trùm, ưu tiên chất lượng hơn số lượng; kết hợp đồng bộ, hiệu quả giữa xây dựng, hoàn thiện thể chế số với hạ tầng số, dữ liệu số, nền tảng số, ứng dụng số, dịch vụ số, kỹ năng số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng cho chuyển đổi số.