Thứ bảy, ngày 2/11/2024

Điện Biên Phủ: Nơi đối đầu trở thành cầu nối bang giao Việt - Pháp

Thứ Tư 08/05/2024 15:48

Xem với cỡ chữ
Điện Biên Phủ là một dấu ấn quan trọng không chỉ trong chiến tranh, mà còn cả trong vấn đề thiết lập quan hệ bang giao và hợp tác giữa hai nước. Bởi sau cuộc đối đầu ở Điện Biên Phủ cách đây 70 năm, Việt Nam và Pháp đã rất nhanh chóng trở thành bạn.

Kết thúc chiến tranh và kiến tạo hòa bình ở Việt Nam

Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với sự toàn thắng thuộc về quân và dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Việt kiều cùng bạn bè Pháp vẫy cờ trên đường phố chung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber vào ngày ký kết Hiệp định Paris. Ảnh: Lê Xuân Tấn - Báo Nhân Dân

Thắng lợi ở Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Hội nghị Geneva về Đông Dương 1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Geneva đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam chống Pháp và sự can thiệp của Mỹ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. 

"Tiếng sấm" Điện Biên Phủ đã để lại những tiếng vọng trong lòng cả người Việt và người Pháp. Với âm vang to lớn đó, Điện Biên Phủ được coi là “Trận đánh làm thay đổi trật tự thế giới”.

Chính tiếng vọng dữ dội của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho người ta phải thắc mắc, đặt ra nhiều câu hỏi, rằng: Điện Biên Phủ là gì? Điện Biên Phủ ở đâu? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xảy ra như thế nào? Ai/bên nào đã lựa chọn Điện Biên Phủ là nơi đối đầu giữa hai lực lượng: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội viễn chinh Pháp? Tại sao người Pháp lại thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động như thế nào đến Chính phủ Pháp?... để từ đó, cả những nhà chính trị, quân sự và sử học của Việt Nam, Pháp và cộng đồng quốc tế từ nhiều cách tiếp cận đã đi tìm lời giải đáp.

Kết thúc chiến tranh và kiến tạo hòa bình ở Việt Nam

Ngày 7/5/1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với sự toàn thắng thuộc về quân và dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng vĩ đại nhất, giáng đòn quyết định, tạo bước ngoặt làm thay đổi cục diện chiến tranh trực tiếp đưa đến việc ký kết Hiệp định Geneva chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

Việt kiều cùng bạn bè Pháp vẫy cờ trên đường phố chung quanh Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber vào ngày ký kết Hiệp định Paris. Ảnh: Lê Xuân Tấn - Báo Nhân Dân

Thắng lợi ở Điện Biên Phủ có tác dụng quyết định đối với thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong Hội nghị Geneva về Đông Dương 1954. Chiến thắng Điện Biên Phủ và thắng lợi trong Hội nghị Geneva đã kết thúc cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Việt Nam chống Pháp và sự can thiệp của Mỹ, mở ra một giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. 

"Tiếng sấm" Điện Biên Phủ đã để lại những tiếng vọng trong lòng cả người Việt và người Pháp. Với âm vang to lớn đó, Điện Biên Phủ được coi là “Trận đánh làm thay đổi trật tự thế giới”.

Chính tiếng vọng dữ dội của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm cho người ta phải thắc mắc, đặt ra nhiều câu hỏi, rằng: Điện Biên Phủ là gì? Điện Biên Phủ ở đâu? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã xảy ra như thế nào? Ai/bên nào đã lựa chọn Điện Biên Phủ là nơi đối đầu giữa hai lực lượng: Quân đội Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Quân đội viễn chinh Pháp? Tại sao người Pháp lại thất bại trong chiến dịch Điện Biên Phủ? Chiến dịch Điện Biên Phủ đã tác động như thế nào đến Chính phủ Pháp?... để từ đó, cả những nhà chính trị, quân sự và sử học của Việt Nam, Pháp và cộng đồng quốc tế từ nhiều cách tiếp cận đã đi tìm lời giải đáp.

Cái cớ và cơ hội để tiếp xúc

Có thể nói, Điện Biên Phủ đã tạo ra cái cớ và nhiều cơ hội để tiếp xúc, gặp gỡ và trao đổi với nhau, đặc biệt là giữa người Pháp và người Việt Nam.

Tổng thống Francois Mitterrand thăm hầm Đờ Cát tại Điện Biên Phủ vào chiều 10/2/1993. Ảnh: TTXVN

Bởi theo Pierre Journoud - chuyên gia nghiên cứu chiến lược Pháp, một trong nhiều chuyên gia Pháp nghiên cứu về Điện Biên Phủ, thì:

"Đầu tiên là năm 1954. Đó là lần đầu tiên các lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và lãnh đạo Pháp gặp nhau trong khuôn khổ các đàm phán tại Geneva để chấm dứt cuộc chiến của Pháp tại Đông Dương. Khi đó ngài Pierre Mendes France, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tương đương với Thủ tướng Pháp bây giờ) đã gặp ngài Phạm Văn Đồng, Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Cuộc gặp này là bước đi đầu tiên, là động thái đầu tiên đầy tính biểu tượng, đầy mạnh mẽ bởi hai vị đã đấu tranh để có cuộc gặp này và trên cả cuộc gặp này, đó là để chấm dứt cuộc chiến…

Thế nên, với tôi, trước hết phải nhắc đến cuộc gặp năm 1954. Đó là cuộc gặp rất cảm động. Tôi đã gặp nhiều nhân chứng và nhiều người đã rơi nước mắt khi nhắc về nó. Đây là cột mốc đầu tiên, có tính gây dựng cho việc hai nước Việt-Pháp xích lại gần nhau. Đây cũng là điểm khởi đầu cho các hợp tác về kinh tế và văn hoá giữa hai nước, dù rất khiêm tốn vì thời điểm đó cả hai mới bước ra khỏi cuộc chiến nên tâm lý hai bên vẫn còn ngập ngừng".

Ông cho rằng: “Vì vậy, cuộc gặp năm 1954 là một bước đi, một quyết định chính trị mạnh mẽ và đầy biểu tượng cho việc xây dựng mối quan hệ giữa nước Pháp với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về mặt dài hạn”.

Tiếng vọng Điện Biên Phủ

“Tiếng vọng” Điện Biên Phủ là cầu nối cho các cuộc gặp gỡ giữa người Pháp và người Việt, trước hết là các chính trị gia. Điều này đã làm cho nhân dân hai nước Việt Nam và Pháp thấu hiểu nhau nhiều hơn, tôn trọng nhau và trở thành bạn bè của nhau.

“Tiếng vọng” Điện Biên Phủ trở thành cầu nối cho quan hệ bang giao Việt Nam và Pháp được thể hiện ở hai lĩnh vực: hoạt động chính trị và hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, văn hóa, giáo dục và du lịch.

Về mặt chính trị:  sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp vẫn muốn duy trì ảnh hưởng và bảo vệ quyền lợi của mình ở Việt Nam cũng như Đông Dương. Nhưng ở mức độ nhất định, Pháp cũng muốn xoa dịu những mặc cảm chiến tranh. Vì thế, Pháp đã duy trì mối quan hệ ngoại giao với Việt Nam ở cấp cao.

Đồng thời, Pháp còn yêu cầu Việt Nam cho đặt cơ quan tổng đại diện của Pháp ở Hà Nội năm 1954 do ông J. Sianternie làm Tổng đại diện và cho phép Việt Nam lập cơ quan đại diện thương mại của mình tại Paris năm 1956.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Chính phủ và nhân dân Pháp là “đồng minh” của Việt Nam. Năm 1960, Chính phủ Pháp đã công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Là một nước thất bại trong chiến trường Việt Nam, Pháp ngày càng hiểu rõ ảnh hưởng tiêu cực của cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa và giá trị của hòa bình. Nhờ đó, Pháp đã nỗ lực cố gắng giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, lên án chiến tranh xâm lược Việt Nam của Mỹ.

Ngày 29/8/1963, Chính phủ Pháp tuyên bố quan điểm: “Một Việt Nam độc lập với bên ngoài, hòa bình và thống nhất bên trong, hòa hợp với các nước láng giềng”. Bên cạnh đó, Chính phủ và nhân dân Pháp còn tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổ chức Hội nghị Paris về Việt Nam.

Sau Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết, ngày 12/4/1973, quan hệ Pháp - Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phát triển thành quan hệ ngoại giao cấp đại sứ tại thủ đô mỗi nước: Hà Nội và Paris, góp phần “xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ, hướng đến tương lai”, xóa bỏ quan điểm “ai thắng ai” trong trận Điện Biên Phủ, đánh dấu một bước phát triển quan trọng trong quan hệ hai nước và mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước về sau.

Về hoạt động nghiên cứu, trao đổi học thuật, văn hóa, giáo dục:  Trước hết, về mặt nghiên cứu, trao đổi học thuật, chiến thắng của quân và dân Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ tháng 7/1954 đã tạo ra những tiếng vang lớn, bởi: “Lần đầu tiên trong lịch sử, một nước thuộc địa nhỏ yếu đã đánh thắng một nước thực dân hùng mạnh”. Đây là một điều “hy hữu” trong phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới lúc đó.

Điều này đã tạo ra “nguồn cảm hứng” cho nhân dân Pháp nói chung, với đội tiên phong là những nhà nghiên cứu, các cựu binh lính trong chiến tranh giải đáp câu hỏi: Tại sao Pháp thất bại ở Điện Biên Phủ? Người Việt Nam đã làm gì để chiến thắng người Pháp ở Điện Biên Phủ?...

Chiều 7/5/2024, Bộ trưởng Quân đội Pháp Sebastien Lecornu cùng một số cựu binh Pháp đã tới đặt vòng hoa, dâng hương tại Nghĩa trang quốc gia A1 (nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên). Tại phần mộ liệt sĩ Tô Vĩnh Diện và Bế Văn Đàn, ông đã nghe giới thiệu về thân thế cũng như những chiến công của hai liệt sĩ trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ảnh: Chí Hiếu

Đặc biệt, nhiều nhân vật chính trị hàng đầu Pháp đã thừa nhận những sai lầm trong trong chiến tranh xâm lược Đông Dương khi thốt lên rằng: “Lương tri của một quốc gia cũng được rèn đúc nên trong những thất bại”. Vậy thì người Pháp đã sai lầm những gì để dẫn đến thất bại?

Đó đều là những câu hỏi, những nhận định cần có lời giải đáp một cách nghiêm túc thu hút giới nghiên cứu của Pháp. Có thể nói, từ sau thất bại ở Điện Biên Phủ năm 1954, người Pháp, đặc biệt là giới chuyên gia nghiên cứu về quân sự, chính trị, sử học Pháp đã quan tâm nhiều hơn đến vấn đề nghiên cứu về Việt Nam và Điện Biên Phủ. Hàng nghìn công trình nghiên cứu về Việt Nam, về Điện Biên Phủ và rộng ra là về cuộc chiến tranh Đông Dương của các cá nhân và tổ chức của Pháp đã được công bố kể từ sau chiến dịch Điện Biên Phủ. Và để nghiên cứu về Điện Biên Phủ, về Việt Nam, các học giả Pháp đã không chỉ tìm đọc các tư liệu đã có ở Pháp mà họ đã tìm đến với Việt Nam.

Ngược lại, các nhà khoa học Việt Nam có điều kiện tiếp xúc với các phương pháp nghiên cứu mới, tìm hiểu và hiểu sâu về truyền thống dân tộc, đặc điểm văn hóa và cả lịch sử nước Pháp.

Những hoạt động nghiên cứu khoa học giữa Pháp và Việt Nam về trận Điện Biên Phủ trở thành “chất kết dính” giữa hai dân tộc Việt Nam và Pháp, không chỉ có các nhà nghiên cứu với nhau mà cả nhân dân hai nước. Thông qua các công trình khảo cứu, tiếp xúc giao lưu văn hóa - nghệ thuật và tọa đàm, hội nghị khoa học, những nhà chính trị và nhân dân hai nước đã hiểu nhau nhiều hơn về truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa của mỗi nước. Đây chính là nền tảng vững chắc, góp phần thiết lập mối quan quan hệ bang giao của Việt Nam và Pháp.

Không chỉ có vậy, Điện Biên Phủ với những dư chấn, tiếng vọng mà nó đã tạo ra và để lại cũng đã gợi sự tò mò cho công dân Pháp. Điện Biên Phủ được nhiều cựu binh Pháp coi là “nơi trở về” của họ.

Tiếng vọng từ chiến thắng Điện Biên Phủ đã biến nơi đây thành một điểm đến của du khách Pháp khi họ đến Việt Nam. Du khách người Pháp Tony Daly từng trả lời phỏng vấn của TTXVN rằng: “Tôi có 2 ngày để du lịch Điện Biên. Tôi biết đến Điện Biên vì rất đam mê lịch sử. Khi tôi ở Hà Nội, tôi có dịp gặp và nói chuyện với một số người lính, người chiến sỹ ở Bảo tàng Hồ Chí Minh. Do đó, tôi càng muốn đặt chân lên Điện Biên hơn. Tôi cảm nhận Điện Biên có một sự thay đổi lớn, từ một mảnh đất từng là chiến trường bây giờ đã trở thành một thành phố rất sầm uất và phát triển. Tôi rất thích”…

Đã 70 năm trôi qua song tiếng vọng của chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn giữ nguyên giá trị, góp phần giúp hai nước hiểu nhau nhiều hơn trên các mặt đời sống chính trị - xã hội, thúc đẩy quan hệ Việt Nam và Pháp ngày càng mở rộng và hợp tác, phát triển toàn diện.

Điều này cho thấy, sự hòa giải lịch sử đã được thực hiện ngay sau chiến dịch Điện Biên Phủ và từ Điện Biên Phủ ở cả hai góc độ chính trị và trao đổi học thuật, giáo dục, văn hóa, du lịch đã giúp cho hai dân tộc xích lại gần nhau, xóa bỏ hận thù, khép lại quá khứ hướng đến tương lai.

vietnamnet.vn

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: