Sáng ngày 18/6/2021, tại 44 Yết Kiêu - Hà Nội, Bộ Công an tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết 02 tháng thực hiện cao điểm tuyên truyền, kiểm tra về PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh đến điểm cầu Công an 63 tỉnh thành phố trên cả nước. Dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị có đồng chí Thiếu tướng Lê Quốc Hùng, Thứ trưởng Bộ Công an.
Toàn cảnh hội nghị
Dự tại điểm cầu Công an tỉnh Hải Dương có đồng chí Thượng tá Bùi Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh, Lãnh đạo, chỉ huy các đội PCCC của Công an các huyện, thị xã, thành phố; lãnh đạo, cán bộ một số đội nghiệp vụ của phòng Cảnh sát PCCC và CNCH.
Theo thống kê, trong 2 tháng (từ 15/4 đến 15/6/2021), cả nước xảy ra 344 vụ cháy, làm chết 27 người, 37 người bị thương, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 39,4 tỷ đồng. Trong đó có 108/344 vụ cháy tại nhà ở hộ gia đình (chiếm 31,4%), làm chết 02 người, bị thương 20 người, tài sản thiệt hại ước tính 6,8 tỷ đồng…Đối với nhà ở để kết hợp kinh doanh sản xuất xảy ra 44/344 vụ cháy, làm chết 21 người, bị thương 03 người, tài sản thiệt hại ước tính khoảng 5,6 tỷ đồng.
Việc để xảy ra nhiều vụ cháy, nổ do kiến thức, ý thức chấp hàng các quy định về an toàn PCCC của chủ hộ gia đình, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh còn hạn chế, chưa quan tâm, thực hiện các điều kiệm bảo đảm an toàn về PCCC; chủ quan, lơ là, xem nhẹ công tác bảo đảm an toàn PCCC tại hộ gia đình, không chủ động tìm hiểu và tham gia các buổi tuyên truyền, hướng dẫn về PCCC dẫn đến phát sinh nhiều hành vi vi phạm về PCCC trong quá trình sống, sản xuất, kinh doanh, lúng túng, không biết cách xử lý khi xảy ra cháy, nổ.
Công an huyện Tứ Kỳ, phối hợp với phòng CSPCCC và CNCH cùng chính quyền địa phương tổ tuyên truyền kiểm tra an toàn PCCC tại các khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị trấn Tứ Kỳ
Phần lớn nhà ở, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh thường không đảm bảo các điều kiện về PCCC theo quy định của tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như:
+ Nhà được xây dựng liền kề với nhau, thường có 01 lối thoát nạn duy nhất là cầu thang bộ, lối thoát ngoài nhà tại tầng 1 và có lắp đặt nhiều lớp cửa bảo vệ (cửa cánh, cửa xếp, cửa cuốn…), tại lô ga, ban công các tầng lắp đăth thêm chuồng cọp, lồng sắt, biển quảng cáo cán trở lối ra thứ 2 của nhà…nhà ở được cải tạo mặt bằng một phần nhà ở thành công năng sản xuất, kinh doanh thường không bảo đảm yêu cầu về an toàn PCCC theo quy định hiện hành.
+ Hệ thống điện theo thiết kế ban đầu phục vụ đủ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở của người dân, tuy nhiên trong quá trình sử dụng không được kiểm tra, bảo dưỡng và có tình trạng tăng thiết bị tiêu thụ điện nhưng không được cải tại lại hệ thống điện, dẫn đến quá tải; câu móc thêm nhiều đường điện mới cấp cho các thiết bị phục vụ sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn về PCCC.
+ Sắp xếp hàng hóa dễ cháy với khối lượng lớn, không có giải pháp ngăn cháy lan; tại khu vữ sản xuất, kinh doanh thường tận dụng tối đa các khoảng trống để bố trí máy móc, dây chuyền công nghệ và tồn chứa nhiều hàng hóa, vật dụng, chất dễ cháy lấn chiếm lối thoát nạn, không đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC
+ Không trang bị các phương tiện, thiết bị báo cháy, chữa cháy phù hợp với quy mô, tính chất sử dụng của hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hoặc trang bị nhưng không tự kiểm tra, bảo dưỡng thay thế nên không bảo đảm chất lượng và không bảo đảm công tác thường trực sãn sàng chữa cháy…
Tại Hải Dương, Đối với các khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp với sản xuất kinh doanh, mặc dù trên địa bàn tỉnh số vụ cháy xảy chưa nhiều, nhưng tại đây vẫn còn tồn tại nhiều bất cập trong công tác PCCC như nêu trong thực trạng ở trên.
Thượng tá Bùi Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị
Trước tình trạng trên, cùng đồng tình với quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công an tại hội nghị, đồng chí Thượng tá Bùi Mạnh Hùng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hải Dương cũng yêu cầu lãnh đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt là lực lượng Cảnh sát PCCC cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn an toàn PCCC đối với các khu dân cư, hộ gia đình, nhà để ở kết hợp sản xuất kinh doanh, đồng thời tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quá trình thực hiện cần chỉ ra những tồn tại thiết sót để chủ hộ, chủ cơ sở có lộ trình khắc phục… Tuỳ vào đặc điểm tình hình của từng địa phương, mỗi đơn vị cần chủ đồng xây dựng các nội dung cốt lõi, trọng tâm về công tác PCCC và CNCH đồng thời phối hợp với các cơ quan truyền thông để truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, các trang mạng xã hội, các fanpage chính thống đến các thiết bị thông minh như máy tính bảng, điện thoại thông minh của người sử dụng để người dân kịp thời cập nhật thông tin, các khuyến cáo, cảnh báo về PCCC cũng như Cẩm nang PCCC…nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền đến với người dân, giúp người dân nắm bắt và thực hiện tốt các quy định về PCCC cũng như các kiến thức kỹ năng trong xử lý các tình huống liên quan đến cháy, nổ xảy ra như: chữa cháy, thoát nạn, cứu nạn…nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.