Ngày 16/11/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Công văn 4218/UBND-VP về việc tiếp tục điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh .Hải Dương
Ảnh minh họa
Trong mấy ngày qua tại xã Tân Phong huyện Ninh Giang đã liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng (tính đến 06 giờ 00’ ngày 16/11/2021 huyện Ninh Giang đã ghi nhận 102 ca mắc liên quan đến ổ dịch tại xã Tân Phong), dịch đã xâm nhập vào các trường học, doanh nghiệp trên địa bàn. Bên cạnh đó trên địa bàn tỉnh có các ổ dịch khác còn tiềm ẩn nếu không kiểm soát, tốt, sẽ có nguy cơ bùng phát như: Minh Tân (Kinh Môn), Cổ Dũng (Kim Thành), Tân Việt (Thanh Hà) và thành phố Hải Dương.
Trước diễn biến dịch bệnh COVID-19 diễn biến nhanh phức tạp và có nguy cơ lây lan rộng ra cộng đồng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành và các địa phương tiếp tục kiên trì thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tại các văn bản đã ban hành của Tỉnh ủy, UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, đồng thời tiếp tục điều chỉnh, bổ sung một số giải pháp phòng chống dịch trên địa bàn tỉnh như sau:
Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện, cấp xã căn cứ vào diễn biến dịch bệnh và điều kiện thực tế của địa phương luôn chủ động, kịp thời bổ sung, điều chỉnh các biện pháp, giải pháp mới phù hợp đúng với phương châm " Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 " thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý. Trong các tình huống cấp bách người đứng đầu cấp ủy đảng, chính quyền phải chủ động đưa ra các chủ trương, giải pháp khẩn cấp, kịp thời phù hợp phòng, chống dịch hiệu quả, không chờ các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng chính quyền và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch cấp huyện, cấp xã, nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với công tác phòng chống dịch trong tình hình mới. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát và qui rõ trách nhiệm theo tinh thần “5 rõ”: Người 2 đứng đầu các cấp ủy chính quyền địa phương, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức nếu lơ là, chủ quan gây hậu quả trong công tác phòng chống dịch cần phải kịp thời xử lý nghiêm theo qui định của Đảng và pháp luật hiện hành.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh trên hệ thống thông tin đại chúng (Phát thanh, Truyền hình, Báo điện tử, Chính quyền điện tử, zalo, facebook…) để người dân nắm được và chấp hành nghiêm các yêu cầu phòng chống dịch của các cơ quan chức năng, thông tin phải cập nhật và liên tục phát trên loa truyền thanh xã để người dân tuyệt đối không được lơ là chủ quan.
Tiếp tục tăng cường kiểm soát và quản lý nghiêm túc người về từ các vùng dịch theo các văn bản đã ban hành của UBND tỉnh, của BCĐ phòng chống dịch tỉnh. Các địa phương phải thực hiện tốt công tác hộ tịch hộ khẩu, giao rõ trách nhiệm cho chính quyền cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng thôn/khu dân cư có trách nhiệm quản lý người từ nơi khác về địa phương: nếu người từ nơi khác về làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng thì phải xem xét xử lý kỷ luật người đứng dầu chính quyền cấp xã, người đứng đầu thôn/khu dân cư và những cá nhân có liên quan. Các địa phương trong tỉnh có thể xem xét áp dụng mô hình kiểm soát người về từ các địa phương có cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 tạm thời cách ly tại nhà văn hóa của thôn (hoặc địa điểm khác để tổ chức cách ly tạm thời) để lấy mẫu xét nghiệm. Khi có kết quả xét nghiệm thì tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch khác theo qui định hiện hành của tỉnh.
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp huyện thực hiện tầm soát xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ các khu vực tập trung đông người, khu vực có nguy cơ cao theo hướng dẫn chuyên môn của ngành y tế, như: cơ sở khám chữa bệnh, chợ đầu mối, chợ tạm, siêu thị, bến xe…; các đối tượng có nguy cơ cao như: các trường hợp ho, sốt cộng đồng, lái xe đường dài, lái xe 100, xe taxi… UBND cấp huyện chỉ đạo tăng cường rà soát phát hiện các trường hợp ho, sốt trong cộng đồng để lấy mẫu xét nghiệm ngay, các trường hợp không khai báo sớm phải xem xét xử lý kỷ luật kể cả các trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính. Các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, doanh nghiệp, cơ quan, công sở, trung tâm thương mại … tự tổ chức xét nghiệm và trả chi phí. Ban Quản lý các Khu công nghiệp hướng dẫn, đôn đốc các doanh nghiệp tự thực hiện xét nghiệm theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phối hợp với Sở Y tế hướng dẫn tần xuất, đối tượng lấy mẫu tại các doanh nghiệp cho phù hợp vừa an toàn phòng chống dịch và vừa an toàn sản xuất. Ban Quản lý các Khu công nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội và các địa phương phải tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp về công tác phòng 3 chống dịch: Các doanh nghiệp phải kích hoạt các phương án phòng chống dịch theo từng cấp độ dịch, xử phạt nghiêm các doanh nghiệp không thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo qui định.
Từ ngày 14/11/2021, các địa phương triển khai thực hiện cách ly F1 tại nhà theo Hướng dẫn số 3636/HD-SYT ngày 13/11/2021 của Sở Y tế về Hướng dẫn tạm thời cách ly y tế tại nhà cho người tiếp xúc gần với ca bệnh (F1). UBND cấp huyện và BCĐ phòng chống dịch bệnh COID-19 cấp huyện chỉ đạo tăng cường kiểm tra, giám sát việc tổ chức cách ly tại nhà, nếu chấp hành không nghiêm thì phải đưa đi cách ly tập trung và xử lý nghiêm các vi phạm. Sở Y tế tiếp thu các khó khăn, vướng mắc và đề xuất của các địa phương trong quá trình triển khai cách ly F1 tại nhà để kịp thời điều chỉnh cho phù hợp. BCĐ phòng chống dịch bệnh COID-19 các huyện, thị xã, thành phố khẩn trương thành lập thêm các khu cách ly tập trung để chủ động phòng chống dịch.
Ngành y tế phải phân tầng bệnh nhân COVID-19 để giảm tải cho các bệnh viện tuyến tỉnh, các bệnh nhân nhẹ, không có triệu trứng phải điều trị tại tuyến huyện (phương châm 4 tại chỗ). UBND cấp huyện khẩn trương phê duyệt ngay Kế hoạch thành lập Trạm y tế lưu động (khi nào kích hoạt sẽ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế): Dự trù đầy đủ nhân lực, trang thiết bị của Trạm y tế lưu động theo đúng hướng dẫn tại Quyết định 4042/QĐ-BYT ngày 21/8/2021 của Bộ Y tế về việc Ban hành Hướng dẫn tạm thời mô hình Trạm Y tế xã, phường lưu động. Sở Y tế nghiên cứu, đề xuất kích hoạt bệnh viện dã chiến Cơ sở 2 thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh tại Trường Đại học Sao Đỏ khi các cơ sở điều trị trong tỉnh quá tải. Các địa phương rà soát, bổ sung phương án thu dung và điều trị Fo theo mô hình tháp 3 tầng điều trị của Bộ Y tế, có thể thành lập một số cơ sở điều trị Fo mới phù hợp, linh hoạt, hiệu quả.
Chủ tịch UBND tỉnh giao quyền quyết định cho Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố dựa trên đánh giá cấp độ dịch hằng tuần (lấy cấp xã là địa bàn chính để chống dịch) để đưa ra cách biện pháp giãn cách xã hội cho phù hợp tình hình thực tiễn tại địa phương (hạn chế tập trung đông người, hạn chế các dịch vụ ăn uống...): chỉ thực hiện giãn cách tại những nơi dịch có nguy cơ bùng phát trong một thời gian nhất định; khoanh vùng hẹp nhất có thể, tổ chức 4 xét nghiệm nhanh, tiết kiệm nguồn lực nhưng đảm bảo không bỏ lọt các trường hợp có liên quan dịch tễ (theo đánh giá dịch tễ của ngành y tế).
Ngành y tế phải chủ động sản sàng tiêm vắc xin qui mô lớn khi được cung cấp vắc xin để triển khai tiêm cho các đối tượng có nguy cơ mắc cao: Người từ 50 tuổi trở lên, công nhân, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp, trẻ em dưới 18 tuổi. Các địa phương phải khẩn trương chủ động tuyên truyền, lập danh sách và thực hiện việc đăng ký tiêm chủng và quản lý tiêm chủng vắc xin COVID-19 trên môi trường điện tử quốc gia. Không để bất cứ người dân nào đã được tiêm chủng vấc xin COVID-19 mà không được quản lý trên phần mềm dùng chung quốc gia.
Sở giáo dục và Đào tạo phối hợp các địa phương chủ động trong việc quyết định cho học sinh đi học trực tiếp hay gián tiếp tùy vào nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn. Tuy nhiên việc học trực tuyến kéo dài sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, dựa trên đánh giá cấp độ dịch hằng tuần đối với địa bàn cấp xã, xã/phường nào kiểm soát tốt dịch bệnh (nguy cơ thấp hoặc không có nguy cơ) thì mạnh dạn cho học sinh đi học trở lại (từ mầm non đến Trung học cơ sở). Ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp với ngành Y tế, các ngành và địa phương liên quan tổ chức triển khai kiểm tra, giám sát, đánh giá nguy cơ lây nhiễm tại các cơ sở giáo dục để có các phương án ứng phó linh hoạt kịp thời, an toàn và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 trong các cơ sở giáo dục và đào tạo.
Sở Tài chính khẩn trương hướng dẫn các địa phương quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí hợp pháp (kinh phí địa phương, Mặt trận Tổ quốc, xã hội hóa…) để hỗ trợ các Tổ COVID cộng đồng.