Chủ nhật, ngày 8/9/2024

Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính

Thứ Bảy 22/06/2024 12:26

Xem với cỡ chữ

Để đảm bảo tốt kinh phí thực hiện nhiệm vụ mà không gây lãng phí nguồn lực của Nhà nước, Chính phủ đã ban hành c hương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010, đi kèm với đó là Chính phủ đã ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp có thu; Thủ tướng Chính phủ cũng có Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg về mở rộng thí điểm khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính nhà nước. Đây là những đổi mới quan trọng trong cơ chế quản lý tài chính công nhằm tạo sự chủ động về tài chính cho các cơ quan, đơn vị, tạo động lực cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.

Sau một thời gian mở rộng thí điểm, ngày 17/10/2005 Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2005/NĐ-CP quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước và được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 117/2013/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2013.

Triển khai thực hiện Nghị định của Chính phủ, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với cơ quan nhà nước thay thế Thông tư liên tịch số 03/2006/TTLT-BTC-BNV ngày 17/01/2006 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan nhà nước.

Để triển khai thực hiện tốt cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính, các cơ quan, đơn vị cần phải xây dựng Đề án vị trí việc làm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; đối với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy hiện nay cần bám sát kế hoạch, quyết định giao biên chế của các cấp có thẩm quyền.

Căn cứ lập dự toán kinh phí để thực hiện cơ chế tự chủ phải tuân thủ các quy định của Luật ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Cơ sở để tính định mức khoán kinh phí hoạt động thường xuyên hiện nay đối với các huyện ủy, thị ủy, thành ủy là Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2022 và giai đoạn 2023 - 2025 b an hành kèm theo Nghị quyết định số 09 /2021/NQ-HĐND ngày 08 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Hải Dương.

Một số nội dung liên quan trực tiếp đến công tác lập dự toán và kinh phí chi hoạt động của đơn vị như:

- Tiền lương và các khoản có tính chất lương làm cơ sở phân bổ dự toán chi được xác định theo số biên chế có mặt thuộc chỉ tiêu được cấp có thẩmquyền giao tại thời điểm xây dựng dự toán. Trường hợp biên chế có mặt tại thời điểm xây dựng dự toán thấp hơn so với biên chế được cấp có thẩm quyền giao năm liền kề trước năm kế hoạch thì tiền lương của số biên chế thiếu được xác định trên cơ sở lương bậc 1 của công chức loại A1, các khoản phụ cấp theo lương cùng các khoản đóng góp theo quy định.

- Dân số của từng huyện, thành phố, thị xã, dân số đô thị, miền núi, nông thôn được xác định theo số liệu do Cục thống kê cung cấp.

Căn cứ vào các nhiệm vụ được giao, trong phạm vi kinh phí giao tự chủ, thủ trưởng cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có quyền hạn và trách nhiệm bố trí kinh phí đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ, tiết kiệm hiệu quả.

HueVP

CÁC BÀI VIẾT KHÁC: