Thứ sáu, ngày 19/4/2024
Liên đoàn Lao động tỉnh
Không có dữ liệu

Giới thiệu chung về Liên đoàn Lao động tỉnh

Thứ Năm 16/08/2018 18:13

Xem với cỡ chữ

I. TỔ CHỨC BỘ MÁY

1. Lãnh đạo Liên đoàn: gồm Chủ tịch và 02 phó chủ tịch

- Chủ tịch: Đồng chí Mai Xuân Anh

- Phó Chủ tịch:

+ Đồng chí Trần Văn Cương

+ Đồng chí Nguyễn Thị Lan Anh

2. Các đơn vị trực thuộc Cơ quan LĐLĐ tỉnh: gồm 07 đơn vị

- Ban Chính sách - Pháp luật 

- Ban Tuyên giáo

- Ban Tổ chức 

- Ban Tài chính

- Văn phòng 

- Uỷ ban Kiểm tra

- Ban Nữ công

3. Tổ chức công đoàn

Đến tháng 7/2018, toàn tỉnh có 261.509 CNVCLĐ , trong đó: khu vực hành chính sự nghiệp: 43.686 người; khối sản xuất kinh doanh: 217.823 người. Nữ CNVCLĐ: 184.373 người (chiếm tỷ lệ 70%); có tổng số 2.052 tổ chức công đoàn cơ sở, với 213.340 đoàn viên công đoàn.

II. CHỨC NĂNG

1. Liên đoàn Lao động tỉnh được tổ chức theo đơn vị hành chính cấp tỉnh trực thuộc trung ương do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đối tượng tập hợp của Liên đoàn Lao động tỉnh là đoàn viên, người lao động trên địa bàn.

3. Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo trực tiếp các Liên đoàn lao động huyện, Công đoàn ngành địa phương, Công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh), Công đoàn các khu công nghiệp và các Công đoàn cơ sở, Nghiệp đoàn trực thuộc (kể cả Công đoàn cơ sở các đơn vị của Trung ương không có Công đoàn ngành Trung ương hoặc Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác).

III. NHIỆM VỤ

1. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nghị quyết Đại hội công đoàn tỉnh; các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

2. Đại diện, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Tham gia với cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước tỉnh về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đề có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn. Tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.

3. Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước, Công đoàn ngành Trung ương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật và các chính sách có liên quan trực tiếp đến đoàn viên, người lao động trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; hướng dẫn và chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động, tham gia hội đồng trọng tài lao động ở địa phương, điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

4. Chỉ đạo các Công đoàn ngành địa phương, Liên đoàn lao động huyện, Công đoàn các khu công nghiệp, Công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh) và Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Phối hợp với Công đoàn ngành Trung ương và tương đương chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc Công đoàn ngành Trung ương và tương đương đóng trên địa bàn.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc các Công đoàn cấp trên cơ sở khác đóng trên địa bàn tỉnh những nội dung sau đây:

- Triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng của nhà nước ở địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động; điều tra các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động; đại diện bảo vệ người lao động trong các vụ án về lao động và công đoàn khi người lao động yêu cầu.

6. Tổ chức, vận động đoàn viên và người lao động rèn luyện học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghề nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở dạy nghề, giới thiệu việc làm và tư vấn pháp luật của công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn

7. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý.

8. Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội các công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, xây dựng công đoàn cơ sở và nghiệp đoàn vững mạnh.

9. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

10. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

IV. THÀNH TÍCH THI ĐUA, KHEN THƯỞNG

Trong nhiệm kỳ 2013 - 2018 có 04 tập thể và cá nhân được Nhà nước tặng thưởng Huân chương các loại; 09 tập thể và cá nhân được Chính phủ tặng Bằng khen; Tổng Liên đoàn tặng Cờ thi đua xuất sắc cho 22 tập thể, tặng Bằng khen cho 340 tập thể và cá nhân, 45 cá nhân được tặng Bằng và Huy hiệu Lao động sáng tạo, tặng danh hiệu Chiến sỹ thi đua cho 2 cá nhân; 04 cá nhân được tặng giải thưởng Nguyễn Đức Cảnh. Ngoài ra, có hàng trăm tập thể và cá nhân được các Bộ, ngành Trung ương, UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh tặng Cờ thi đua và Bằng khen.

 


CÁC BÀI VIẾT KHÁC: